Đảng của bà Aung San Suu Kyi nắm quyền ở Myanmar

13/11/2020 - 16:10

PNO - Đảng NLD của bà San Suu Kyi sẽ trở lại nắm quyền thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa, sau khi giành được chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai của đất nước kể từ khi kết thúc chế độ thống trị của quân đội.

Những người ủng hộ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) ăn mừng trước nhà bà San Suu Kyi ở Yangon sau thắng lợi của đảng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11 - Ảnh: AFP/Getty Images
Những người ủng hộ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) ăn mừng trước nhà bà San Suu Kyi ở Yangon sau thắng lợi của đảng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11 - Ảnh: AFP/Getty Images

Theo Ủy ban Bầu cử Liên minh, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của San Suu Kyi đã giành được 346 trong số 412 ghế Quốc hội, vượt xa số phiếu 322 cần thiết để thành lập chính phủ. Kết quả này cho thấy bà tiếp tục là biểu tượng của nền dân chủ Myanmar, bất chấp sự phẫn nộ của phương Tây đối với vấn đề người thiểu số Rohingya ở nước này.

Phe đối lập - được quân đội Myanmar ủng hộ - giành được ít phiếu hơn, hôm 10/11 tuyên bố “có nhiều sự kiện gây tranh cãi” trong cuộc bầu cử, mặc dù họ không đưa ra bất cứ bằng chứng nào để hỗ trợ cho tuyên bố của mình. Các nhà quan sát quốc tế và địa phương cũng không báo cáo về bất kỳ sự cố bất thường đáng kể nào.

Trên mạng xã hội tuần này xuất hiện các video cho thấy những người ủng hộ bà San Suu Kyi tụ tập trên đường phố ăn mừng đến đêm khuya, bất chấp lệnh giới nghiêm đã được áp đặt để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Có những lo ngại rằng cuộc bầu cử có thể làm gia tăng tình trạng lây nhiễm và các đảng đối lập nói rằng các hạn chế đi lại trong đại dịch đã không được thực thi một cách công bằng.

Bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11 - Ảnh: EPA
Bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11 - Ảnh: EPA

Người ta lo ngại cuộc bầu cử sẽ gây thêm chia rẽ trong nước, đặc biệt là sự phẫn nộ của một số cộng đồng thiểu số, những người từng coi bà San Suu Kyi là đồng minh, nhưng giờ cảm thấy bị chính phủ của bà “phản bội”.

Các nhà quan sát cho biết họ lo ngại về số phận của người thiểu số Rohingya, một cộng đồng Hồi giáo không được tham gia bầu cử và bị phân biệt đối xử ở quốc gia Phật giáo như Myanmar

Richard Horsey, một nhà phân tích chính trị độc lập có trụ sở tại Myanmar cho biết: “Sau 5 năm cầm quyền, NLD được coi là một đảng của những người theo đạo Phật ở trung tâm Miến Điện - điều hành vì họ và vì lợi ích của họ”.

Hệ thống “đầu phiếu đa số tương đối”, còn gọi là “đầu phiếu đa số đơn”, là một hệ thống bầu cử trong đó một người thắng cử thường được dùng để bầu các vị trí điều hành hay bầu thành viên trong hội đồng lập pháp của các khu vực bầu cử, nhưng đa số ghế nằm ở trung tâm của Myanmar, và các nhóm thiểu số ngày càng cảm thấy họ bị tước quyền.

Việt Hưng (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI