Mỹ khởi kiện công ty dược Rochester vì che giấu khả năng gây nghiện của thuốc nhóm opiod

24/04/2019 - 15:00

PNO - Lần đầu tiên, Chính phủ Mỹ nộp đơn tố cáo liên bang chống lại một công ty dược phẩm vì vai trò trong việc thúc đẩy cuộc khủng hoảng opioid, hiện đang tàn phá đất nước.

Tại cuộc họp báo chiều thứ Ba 23/4, Luật sư Quận phía Nam New York, Geoffrey S Berman xác nhận các cáo buộc chống lại Tập đoàn Rochester (RDC), cựu Tổng Giám đốc điều hành Laurence Doud III và cựu giám đốc điều hành, William Pietruszewski, vì tội buôn bán trái phép chất gây nghiện.

My khoi kien cong ty duoc Rochester vi che giau kha nang gay nghien cua thuoc nhom opiod
Cựu Tổng Giám đốc điều hành RDC, Laurence Doud III (trái) và cựu giám đốc điều hành, William Pietruszewski bị cáo buộc che giấu các đơn hàng đáng ngờ cho thấy khả năng gây nghiện của nhóm thuốc chứa opioids.

Tuyên bố viết: "Bản cáo trạng ngày hôm nay bao gồm các cáo buộc hình sự đầu tiên đối với các giám đốc điều hành của công ty dược phẩm về việc mua bán chất gây nghiện".

Vụ việc đánh dấu nỗ lực từ chính phủ nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng opioid đang gia tăng, cướp đi sinh mạng của 115 người Mỹ mỗi ngày.

Các chi phí sau một cuộc điều tra liên bang về việc phân phối thuốc gây nghiện theo toa của Rochester dẫn đến một khoản bồi thường trị giá 20 triệu USD.

Phát ngôn viên của RDC, Jeff Eller nói: "Chúng tôi đã phạm sai lầm và sẽ nhận trách nhiệm cho những sai lầm này”.

Vụ kiện dân sự buộc tội Rochester Drug-Cooperative Inc, một trong những nhà phân phối thuốc lớn nhất của Mỹ, đã không báo cáo hàng nghìn đơn đặt hàng đáng ngờ về nhóm thuộc được kiểm soát, như một phần trong nỗ lực tăng lợi nhuận kéo dài suốt nhiều năm.

My khoi kien cong ty duoc Rochester vi che giau kha nang gay nghien cua thuoc nhom opiod
Theo các cáo buộc, RDC đã phớt lờ quy định để tăng doanh số bán trong nhiều năm.

Bộ Tư pháp cáo buộc Rochester bỏ qua nghĩa vụ pháp lý trong việc phát hiện và báo cáo các đơn đặt hàng đáng ngờ của khách hàng, từ tháng 5/2012 đến tháng 11/2016. Họ chỉ báo cáo 4 trong số hơn 2.000 đơn đặt hàng khác thường cho Lực lượng chống ma túy (DEA).

Theo khiếu nại, Giám đốc điều hành của công ty nói với các nhà điều tra rằng họ không có chương trình nào để thông báo cho DEA về các lệnh đáng ngờ, và hệ thống báo cáo đơn hàng của RDC đã bị 'trục trặc'.

Bản cáo trạng nêu rõ: “Dưới sự chỉ đạo của Doud, RDC đã cung cấp hàng chục triệu liều oxycodone, fentanyl và các loại thuốc nguy hiểm khác cho các khách hàng, mà nhân viên tuân thủ của chính họ xác định và báo cáo với Doud rằng không đủ tiêu chuẩn về nhu cầu y tế theo pháp luật”.

Bộ Tư pháp cho biết điều này đã giúp Rochester tăng gấp bốn lần doanh số các chất được kiểm soát từ năm 2012 đến năm 2016, với kết quả là cựu giám đốc điều hành kiếm được 'hàng triệu đô la' tiền hoa hồng.

Báo cáo nhận xét: “Quản lý cấp cao của RDC, bao gồm cựu Giám đốc điều hành, đã thấm nhuần văn hóa không tuân thủ tại công ty, ưu tiên việc thu hút doanh nghiệp, phục vụ khách hàng hiện tại và kiếm tiền hơn tất cả”.

My khoi kien cong ty duoc Rochester vi che giau kha nang gay nghien cua thuoc nhom opiod
Một chuỗi sản xuất của RDC.

Doud trình diện trước nhà chức trách để đối mặt với hai cáo buộc chống lại mình. Luật sư của ông, Derrelle Janey, nói Doud “không phải là thủ phạm” và “chúng tôi dự định sẽ phản đối hoàn toàn những cáo buộc này”.

Trong phiên làm việc với chính phủ, các nhà lãnh đạo RDC thừa nhận rằng công ty đã không áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm đảm bảo rằng thuốc không được phân phối quá mức.

Công ty đã ký một thỏa thuận trì hoãn truy tố, điều này cho phép RDC tiếp tục hoạt động, chịu sự giám sát độc lập trong ba năm và tránh bị truy tố nếu tuân thủ các điều khoản.

Rochester là một tổ chức do tư nhân quản lý, cạnh tranh với các nhà phân phối thuốc khác bao gồm AmerisourceBergen Corp, Cardinal Health Inc và McKesson Corp.

My khoi kien cong ty duoc Rochester vi che giau kha nang gay nghien cua thuoc nhom opiod
Cuộc khủng hoảng opioids giết chết khoảng 115 người mỗi ngày tại Mỹ.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Opioids, bao gồm thuốc giảm đau theo toa và heroin, đóng một vai trò trong kỷ lục 47.600 ca tử vong ở Mỹ năm 2017.

Hàng trăm vụ kiện của chính quyền tiểu bang và địa phương cáo buộc các nhà sản xuất như Purdue Pharma tiếp thị thuốc gây nghiện, hay các nhà phân phối như AmerisourceBergen Corp, Cardinal Health Inc và McKesson Corp đã phớt lờ rằng các loại thuốc trên đang được sử dụng không đúng cách.

Tấn Vĩ (Theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI