Một Đỗ Hồng Ngọc nhà thơ

23/11/2013 - 20:30

PNO - PNO - Ngày 23/11 tại nhà sách Phương Nam Vincom, tác giả Đỗ Hồng Ngọc đã có cuộc giao lưu với bạn đọc trong cả hai vai trò bác sĩ và nhà thơ.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Mot Do Hong Ngoc nha tho

Buổi trò chuyện có chủ đề Thơ, thở và thiền được thực hiện nhân dịp tác giả vừa cho ra mắt liên tiếp hai tập sách: Thiền và sức khỏeThư cho bé sơ sinh và những bài thơ khác. Ở cuốn thứ nhất, vẫn là Đỗ Hồng Ngọc quen thuộc với những bài viết về y học, sức khỏe bằng giọng văn nhẹ nhàng, dễ cảm. Với 10 bài viết, tác giả tập trung vào đề tài thiền, cụ thể là mối tương quan giữa thiền với sức khỏe mà ông đã trải nghiệm, nhằm đem đến những thông tin giúp nhiều người bảo vệ, nâng cao sức khỏe.

Cuốn sách thứ hai là một Đỗ Hồng Ngọc khác mà ít người biết. Với thơ, nhiều người vẫn nghĩ ông là bác sĩ đi làm thơ, nhưng thực ra, ông là nhà thơ, trong bút danh Đỗ Nghê, đi làm thầy thuốc. Thơ chiếm không nhiều trong số hơn 30 đầu sách ông đã viết, nhưng thể hiện nhiều góc cạnh con người tác giả: vừa đa tình, lãng mạn, vừa trăn trở, mất mát, và cả những suy tưởng, chiêm nghiệm...

Tại buổi giao lưu, tác giả chọn đọc bài thơ Thở, ngầm cho thấy một chân dung khác của mình: "Lắng nghe hơi thở của mình / Mới hay hơi thở đã nghìn năm xưa / Một hôm hơi thở tình cờ / Dính vào hạt bụi thành ra của mình / Của mình chẳng phải của mình / Thì ra hơi thở của nghìn năm sau…!". Một góc khác nữa của Đỗ Hồng Ngọc mà nhờ có thơ mới bộc lộ rõ. Đó là 11 bài thơ ông viết riêng cho người con gái vắn số, thể hiện tình cảm yêu thương, tự hào lẫn xót xa, bất lực, và cả tự trách mình đã không biểu hiện tình yêu thương với con đủ nhiều ngay khi còn có thể.

Nhà phê bình Huỳnh Như Phương nhận xét về thơ Đỗ Hồng Ngọc: “Không xem thơ như mục đích tự thân, cũng không xem thơ như một công cụ, mà để thơ tựa vào cuộc đời, tựa vào tình người. Câu thơ chan hòa, giản dị, như bật ra từ trái tim, và khi thấy lòng mình đã lên tiếng vừa đủ, thì nhẹ nhàng rút lui hay ẩn mình trong khói sóng”.

Tác giả tâm sự: “Thơ là phần hồn, thở là phần xác, kết hợp thì thân tâm mới an lạc. Văn thơ với y học không xa lạ gì nhau. Con người không thể tách rời thể xác với tâm hồn”. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - nhà thơ Đỗ Nghê, còn có hai buổi giao lưu khác vào ngày 30/11 tại trường Đại học KHXH&NV TP.HCM và ngày 7/12 tại trường Đại học Hoa Sen. 

MAI LIÊN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI