Không cá nhân, tổ chức nào nằm ngoài sự giám sát của nhân dân

13/07/2013 - 10:44

PNO - PN - Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội lần đầu tiên thực hiện chức năng giám sát tối cao về công tác nhân sự qua việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Việc lấy phiếu tín...

Ngày 11/7, HĐND TP.HCM cũng lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh giữ chức vụ do HĐND bầu. Đây là bước tiếp nối có ý nghĩa của chương trình Nói và Làm được phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình TP.HCM, vốn là chương trình chính luận đầu tiên của cả nước được truyền hình trực tiếp định kỳ mỗi tháng một lần, nhằm tạo thêm kênh thông tin chính thống giữa chính quyền và nhân dân TP, để chính quyền và người dân hiểu, chia sẻ, đồng cảm hơn những vấn đề dân sinh nóng bỏng.

Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu lần này rất hệ trọng và có ý nghĩa trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới hoạt động của các cơ quan dân cử.

Khong ca nhan, to chuc nao nam ngoai su giam sat cua nhan dan

Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khóa VIII. Ảnh: Phụ Nữ Online.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm phản ánh chân thực thực trạng kinh tế-xã hội đất nước, địa phương, những thành tựu đã đạt được và những yếu kém tồn tại trong hoạt động của bộ máy Nhà nước; đồng thời giúp những người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình, có phương hướng khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót, tiếp tục rèn luyện, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được cử tri và nhân dân cả nước hoan nghênh, đồng tình, tin tưởng, được công bố công khai, kịp thời để cử tri và nhân dân theo dõi, giám sát.

Việc lấy phiếu tín nhiệm là sự đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, đề cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện quyền giám sát của các cơ quan dân cử đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng, mặt tích cực của cuộc lấy phiếu "đáng được ghi nhận" nếu nhìn trong một tiến trình và trong hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, khi mà việc đánh giá các lãnh đạo cao cấp chưa từng được thực hiện. Cuộc lấy phiếu là một bước tiến về mặt dân chủ. Tuy kỳ vọng tác động một cách toàn cục thì còn hơi sớm, nhưng nó cũng giúp cho các vị được lấy phiếu tín nhiệm nhìn nhận đúng hơn về dư luận, về quan điểm của người dân, của đại biểu cơ quan dân cử đối với công việc của mình và sẽ phải có hành động nhất định để cải thiện sự tín nhiệm của đại biểu cơ quan dân cử cũng như của người dân đối với mình và ít nhất nó cũng tạo ra được một cơ hội để người ta đánh giá tương đối khách quan hơn.

Lấy phiếu tín nhiệm thực chất là làm công việc đánh giá, mà đánh giá thì cần phải có phương pháp. Về lâu dài, chúng ta cần tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm tiên tiến của các nước để xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá tổ chức và người đứng đầu. Thí dụ như hệ thống quản lý theo kết quả (Performance Management System, gọi tắt là PMS) là một phương thức quản lý mới đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ công và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức và người đứng đầu.

Được biết, trong Đảng đã có quy định, sắp tới sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, có thể bắt đầu từ kinh nghiệm của QH, HĐND. Điều này cho thấy, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thì không một cá nhân tổ chức nào nằm ngoài sự giám sát của nhân dân.

 DIỆP VĂN SƠN

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocnhinvi /strCate=gocnhin

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEdungquenhovi /strCate=dungquenho
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu