PN - “Tôi không biết ví anh ấy với tấm gương thảo hiền nào, bởi so vào đâu cũng khập khiễng. Tấm lòng anh ấy mênh mông quá!” - chị Lê Thị Kim Tuyến - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, chia sẻ khi đưa chúng tôi tới thăm một gia đình có ba người tâm thần.
PN - “Chúng tôi phải làm gì để hôn nhân đồng giới được công nhận? Hãy đưa ra những yêu cầu cụ thể. Dù khó mấy, chúng tôi cũng sẽ cố gắng đáp ứng” - cô gái có nickname Sầu Riêng nghẹn ngào phát biểu.
PN - Tan học đã lâu mà vẫn chưa thấy cháu nội về, ông lo quá. Càng ngóng ông càng sốt ruột vì chẳng thấy bóng dáng cháu đâu. Người chưa khỏi ốm nhưng ông vẫn cố cuốc bộ đến trường.
PN - Bà ngoại vừa tắm cho Bi xong, dặn con đi ngủ trưa sớm. Trời đổ mưa, bà lo đóng các cửa sổ và gom xếp quần áo. Bi ra mái hiên vọc nước rồi trượt dép dính bẩn. Mẹ đi chợ về thấy vậy la Bi, bảo ra nhà sau cho mẹ tắm sạch sẽ để ngủ trưa.
PNO - Cha mẹ không hiểu con cái hay con cái không hiểu cha mẹ, ông bà, theo tôi, đều bắt đầu từ một nguyên nhân: cái tôi quá lớn! Từ cái tôi đó, cha mẹ luôn muốn con cái phải suy nghĩ giống mình và làm những gì mình muốn, và ngược lại
PNO - Ngày ba mẹ ra tòa, con 16 tuổi, đã hiểu được phần nào hai chữ ly hôn. Con những tưởng đó là ngày buồn nhất đời mình, nhưng hóa ra là không phải.
PNCN - Năm 18 tuổi, tôi run rẩy khi biết mình yêu Nhan, cô gái quê Sóc Trăng giúp việc ở sạp chợ của má. Cả Nhan và tôi đều hoảng hốt trước sự thật này.
PNCN - Yêu một cô bé 14 tuổi cho đến khi “nàng” mang thai, anh chàng vội xin ba mẹ cho cưới để chạy tội. Cô bé làm mẹ, không biết bế bồng, chăm sóc con, lại ham ăn, ham ngủ, bi kịch bắt đầu.
PNCN - Những gì trẻ lo lắng thường liên quan đến độ tuổi và giai đoạn trẻ đang sống.
PNCN - Trước đây, khi mọi người nhắc đến chuyện sinh em bé, mẹ luôn có cảm giác lo lắng, sợ sệt. Mẹ vốn “mi-nhon”, mang bầu sẽ ì ạch, khó coi và nếu có con, mẹ sẽ rất vất vả.
PN - Lấy chồng 25 năm, gần 50 tuổi mới thực sự làm dâu, đúng là một thách thức đối với con, mẹ ạ. Những ngày lễ Tết trước đây con về nhà mẹ chỉ làm “dâu khách”. Ba mất, mẹ không thể ở một mình, chúng con mời mẹ về ở cùng để tiện chăm sóc. Mẹ lưỡng lự khi nhận lời vì biết sẽ có nhiều điều bất tiện và khó nói. Con cũng canh cánh nỗi lo, bởi sống với mẹ chồng không phải chuyện đơn giản. Nhất là khi con đã ở tuổi chuẩn bị làm sui, quen sống riêng từ khi mới lấy chồng.
PN - Con biết không, nụ cười khoe hai cái răng “thỏ” hồn nhiên, trong trẻo của con đã giúp ba quên đi bao điều phiền muộn. Ba quên những đêm thao thức khi con vặn mình sốt cao, bỏ ăn, bỏ bú... Ba cũng vơi bớt những nhọc nhằn, vất vả đang oằn nặng lên vai. Ba quên cả ngọn lửa gia đình ấm lạnh thất thường giữa bà nội và mẹ con.
PNO - Chưa bao giờ mẹ thấy mình bất lực và đau buồn như lúc này, nỗi đau như muối xát kim châm khi nhìn con chống chọi với bệnh tật mà không cách nào cứu được.
PN - Thường thì vào tháng Chín, Mười quê tôi bắt đầu thu hoạch mía. Mùa thu hoạch mía xôn xao đầu trên xóm dưới. Trước đó, chủ lò nấu đường bắt đầu tu sửa các “ông che” (những trục gỗ cứng để ép mía) dựng chòi nấu đường.
PN - Trời mưa gió, tôi vừa về đến, lao vội vào nhà, chưa kịp cởi áo mưa, vợ cầm cây lau nhà, đầu bù tóc rối, ào ra mắng tôi té tát vì tội đi nhậu bỏ cơm nhà. Như thường lệ, tôi cười cầu hòa cho vợ hạ hỏa, hỏi han con trai vài câu vui vẻ để “đánh lạc hướng”.
PN - Gần 23g, mẹ thấy lo khi con lăn qua lăn lại mãi không chịu chợp mắt. Mẹ xoa lưng cho con gái dễ vào giấc ngủ. Con lim dim rồi bất ngờ thỏ thẻ: “Mẹ ơi, hôm nay con đã làm một việc xấu”. Con kể: giờ ra chơi sáng nay, con và các bạn trong lớp chia hai đội chơi nhảy dây. Có một chị học lớp 4 rụt rè ngỏ lời muốn cùng tham gia. Con hỏi: “Sao chị không chơi cùng lớp chị mà sang đây với tụi em?” Chị không trả lời.
PN - Nhà nghèo, ba mất sớm, mẹ tất bật mưu sinh. Từ khi dượng về ở với mẹ con tôi, nhà có phần bớt trống vắng nhưng những quan tâm chăm sóc của dượng, tôi đều từ chối. Trước những phản ứng của tôi, mẹ khóc, ngoại thì rầy, dượng lại bảo: “Cũng tại anh chưa tốt nên con chưa chấp nhận, cứ để từ từ”.
PNO - Mẹ: Công chúa đang năm thứ 3, hoàng tử vừa đậu Bách khoa mà sao chị không vui nổi. Vui sao được! Lo cho tụi nó không sót thứ gì, vậy mà chỉ ngó qua cái laptop của con gái một tí, nó đã đùng đùng bảo “mẹ không tôn trọng con”, rồi xách vali đi ngay không thèm cầm theo đồng nào của mẹ cho.
PNO - Hai năm ra trường, công việc bấp bênh, chưa mùa Trung thu nào tôi gửi được cái bánh hay món quà cho mẹ. Ba tháng nay lại rơi vào cảnh thất nghiệp nhưng tôi không dám nói cho mẹ biết.
PNO - Con gái: Chuẩn bị sinh nhật lần thứ 21 đã gần xong, nhỏ chỉ còn một băn khoăn: không biết có nên mời ba mẹ tới dự hay không. Mời thì không khó, nhưng liệu sự có mặt của hai “vị” ấy có làm buổi sinh nhật mất vui không?
PNO - Đọc những tâm sự thể hiện những băn khoăn, lưỡng lự của anh trong việc tìm lại con, tôi mừng vì anh còn có chút suy nghĩ. Nếu cứ hành động theo tính toán của gia đình anh thì thật ích kỷ và nhẫn tâm, có thể gây tổn thương trầm trọng đến lòng tự trọng cũng như cuộc sống của mẹ con cô ấy.
PN - Bảy giờ sáng, má đi tới đi lui, vừa dọn dẹp vừa cằn nhằn: “Dâu con thời nay sướng thật, mặt trời chói chang còn chưa chịu dậy”. Con trai thấy mẹ hơi lớn tiếng, sợ vợ nghe được sẽ buồn, nhắc khéo: “Dạo này công việc nhiều nên hôm qua vợ con thức hơi khuya”.
PN - Bin thích đọc những quyển sách có hình to, màu sắc sặc sỡ, ít chữ. Bin chăm chỉ cùng mẹ đọc đến thuộc làu mà vẫn không thấy chán. Hôm nào mẹ không rảnh để đọc, Bin sẽ ngồi đọc một mình, thi thoảng lại tưởng tượng ra những câu chuyện của riêng mình.
PN - Những ngày này, đi đâu cũng thấy rực rỡ lồng đèn, bánh Trung thu. Nhiều loại lồng đèn chạy pin, phát ra nhạc, kiểu cọ, mắc tiền, bên cạnh các loại lồng đèn thủ công tinh xảo, đẹp đẽ. Bánh Trung thu thì đủ loại, ngon lành bắt mắt, chắc chắn chẳng phải dành riêng cho bọn trẻ con nữa rồi. Nhìn con loay hoay chọn lựa, lòng tôi da diết nhớ những mùa Trung thu xưa…