Hamlet: Dấu ấn mới của kịch cổ điển

09/01/2016 - 06:26

PNO - Khán giả chật kín khán phòng Nhà hát TP. HCM trong đêm diễn vở Hamlet của Nhà hát kịch Việt Nam, dù giá vé cao ngất ngưởng: Một triệu đồng/vé.

Đây là điều bất ngờ giữa thời điểm sân khấu thưa vắng người xem như hiện nay. Vở bi kịch nổi tiếng của Shakespeare trở lại trong diện mạo mới lạ. Đưa trò diễn dân gian Xuân Phả vào vở kịch cổ điển châu Âu là sáng tạo táo bạo của ĐD-NSƯT Anh Tú.

Chỉ chọn ba trong năm điệu múa của trò diễn dân gian Xuân Phả, nhưng từng vũ điệu được chắt lọc, đặt để trong những lớp diễn một cách hợp lý như cảnh yến tiệc của nhà vua, lúc đại thần Poloniut mong muốn giúp Hamlet giải khuây, hoặc cảnh diễn câu chuyện những kẻ gian thần giết chết nhà vua được Hamlet dùng như lời cảnh báo cho vua em và hoàng hậu…

Các diễn viên trong những chiếc mặt nạ và động tác huyền bí củ a diễn xướng dân gian Việt Nam có sự liên kết lạ kỳ với mạch chuyện về những điều bí ẩn diễn ra trong cung đình, từ sau cái chết của đức vua - cha Hamlet.

Hamlet: Dau an moi cua kich co dien
Đưa trò diễn dân gian Xuân Phá vào bi kịch cổ điển dấu ấn đặc biệt ở Hamlet của NSƯT Anh Tú

Vở diễn quen thuộc mang diện mạo mới mà vẫn không mất đi màu sắc kinh điển, vừa kích thích cảm xúc nhưng vừ a kịp thời giải tỏa căng thẳng cho người xem khi phải theo dõi một bi kịch nặng nề. ĐD-NSƯT Anh Tú đã có một bản dựng Hamlet dành riêng cho khán giả Việt đầy ấn tượng.

Sân khấu không nhiều cảnh trí, nhưng hút mắt người xem nhờ cách xử lý ánh sáng, xử lý không gian sáng tạo. Khác với lối mở không gian biểu diễn của diễn viên lên phía trên cao bằng hệ thống bục bệ tầ ng nấ c như thường thấy, ở Hamlet là những chiếc bục có thể nhẹ nhàng di chuyển, tham gia “diễn xuất” cùng diễn viên theo từng trạng thái tâm lý của nhân vật.

Phía sau những chiếc bục là nơi để diễn viên xuất hiện, là chỗ ẩn nấp của nhân vật hoặc như mặt sau của khán đài, nơi diễn ra cuộc quyết đấu một mất một còn giữa hai con người chất chứa trong lòng những hận thù, đau đớn. Trên sàn diễn sinh động ấy, diễn viên được diễn xuất tung tẩy, thăng hoa với nhân vật. Vở bi kịch cổ điển vì thế không khô khan, mà nhẹ nhàng, lãng mạn, trong đó có những cảnh được xử lý đẹp mê hồn như lớp diễn nàng Ophelia trầm mình tự tử.

Dõi theo Hamlet, khán giả có cảm giác sợ mình có thể gây ra tiếng động, dù rất nhỏ trong khán phòng. Có lúc người xem tưởng chừng nghe rõ nhịp đập trái tim của các nghệ sĩ trên sân khấu. Một vở diễn tưởng chừng rất “khó nhằn” đã đủ sức hút khán giả dán mắt lên sân khấu để không bỏ lỡ một câu thoại, lớp diễn nào.

Để có một Hamlet nhiều cảm xúc như thế, ê kíp thực hiện đã lao động cật lực trên sàn tập suốt hơn hai tháng. Quyết tâm có được dấu ấn với Hamlet, Nhà hát Kịch Việt Nam đã đầu tư kinh phí nhiều hơn gấp rưỡi so với thông thường.

Hamlet: Dau an moi cua kich co dien
Những người trẻ góp phần mang lại diện mạo mới, trẻ trung cho Hamlet

Nhiều “phép thử” được đặt ra trước khi bắt tay thực hiện Hamlet, từ việc giao vai cho dàn diễn viên trẻ như Tạ Tuấn Minh, Khuất Quỳnh Hoa, Phương Nga, Lâm Tùng… đến khâu thiết kế sân khấu, công tác dàn dựng…

Giá một triệu đồng/vé, NSƯT Anh Tú cho biết đó cũng là phép thử : “Chúng tôi muốn thử xem khán giả có còn quan tâm đến những vở diễn cổ điển, những vở diễn chất lượng cao, đồng thời cũng muốn “nâng giá trị” của các vở diễn sân khấu trong mặt bằng chung của các loại hình giải trí khác. Chúng tôi chưa bao giờ dám nghĩ Hamlet có thể có những suất diễn chật kín khán giả như vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM”.

Đêm diễn ở TP.HCM cũng mở màn cho chuyến lưu diễn vở Hamlet ở các thành phố lớn trong năm 2016.

Thảo Vân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI