Hai miền Triều Tiên ngày càng ‘xa lạ' về ngôn ngữ

14/03/2015 - 13:13

PNO - PN – Sau hơn bảy thập kỷ bị chia cắt, hai miền Triều Tiên ngàng càng cách biệt về ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thông dụng hàng ngày. Sự khác biệt lớn trong ngôn ngữ đôi khi dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc, tổn thương...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hai mien Trieu Tien ngay cang ‘xa la' ve ngon ngu

Cô Pak Mi-ok kể về những ngỡ ngàng khi lần đầu tiên tiếp xúc với ngôn ngữ dùng ở Hàn Quốc - Ảnh: AP

Theo các học giả Hàn Quốc, số lượng các từ nhật dụng chênh nhau ở hai miền đã lên đến 1/3 kho từ vựng của tiếng Triều Tiên.

Sự chia cắt quá lâu, trong khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra rất nhanh, đã khiến cho người miền Bắc không hiểu các từ xuất xứ từ tiếng Anh như shampoo (dầu gội đầu), juice (nước ép trái cây), và self-service (tự phục vụ), trong khi đây là các từ dùng hàng ngày ở Hàn Quốc. Người miền Nam nói skin lotion (kem dưỡng da), còn người miền Bắc lại dùng từ salgyeolmul (nước cho da).

Bất chấp một lượng từ vựng khác biệt khổng lồ, hai miền Triều Tiên vẫn có thể giao tiếp bình thường là nhờ từ vựng cơ bản và ngữ pháp như nhau. Nhưng sự khác biệt trong đời sống trính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật giữa hai miền ngày càng lớn, tất yếu sẽ dẫn đến sự cách biệt ngày càng xa trong ngôn ngữ, và sẽ gây ra những biến đổi trong hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ, có thể khiến hai miền khó nói chuyên với nhau.

Người miềm Bắc nay không hiểu được các từ mới và các cách dùng mới của cái được gọi là konglish (Korean + English), sự vay mượn tiếng Anh trong ý nghĩa mới của các từ cũ, như vô lăng gọi là tay cầm, ĐTDĐ gọi là điện thoại tay, cắt sửa móng tay gọi là làm nail. Về vấn đề này, quan điểm của Bình Nhưỡng cho rằng nó chỉ xác nhận thêm rằng “miền Nam là một thuộc địa của văn hóa Mỹ”!

Khi Pak Mi-ok đào tẩu từ miền Bắc đến Hàn Quốc năm 2002, cô được một nhà hàng thông báo nước uống tự phục vụ. Do không hiểu ý nghĩa từ này, cô đã không có nước uống trong bữa ăn của mình. Sau này, cô Pak kể lại cô cứ tưởng họ nói thứ tiếng khác với mình. Dần dần, cô Pak cũng quen và bắt đầu dùng thêm nhiều “từ mới” trước kia chưa từng nghe, như stress, yêu sách

Trong khi đó người Hàn Quốc không hiểu vì sao từ suryong, vốn có nghĩa là một thủ lĩnh phe phái hay địa phương, lại được dùng “độc quyền” để chỉ nhà sáng lập CHDCND Triều Tiên, ông Kim Nhật Thành, và con trai ông ta - Kim Chính Nhật (cha của Kim Chính Ân - Kim Jong-un đương nắm quyền).

Bình Nhưỡng mong muốn "làm sạch" ngôn ngữ của mình theo triết lý tự lực và mạnh mẽ loại bỏ các từ có nguồn gốc nước ngoài, thay vào đó ưu tiên sử dụng các từ “cây nhà lá vườn”. Các ví dụ điển hình là Dầu gội đầu gọi là meorimulbinu (xà phòng nước cho tóc); Nước trái cây gọi là danmul (nước ngọt). Nhười Hàn Quốc rất thích thú với những sự khác biệt đó và thường lấy ra để đố nhau.

THANH VÂN
(Theo AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI