Góc khuất của nữ lao động xuất khẩu qua vụ Đoàn Thị Hương

03/03/2017 - 16:10

PNO - Malaysia cho biết, cô gái Đoàn Thị Hương cũng như hàng triệu lao động Đông Nam Á đang làm việc ở nước ngoài không có tên trong sổ sách theo dõi lao động.

Thời gian làm việc linh động, thu nhập 700-7.000 USD/tháng (khoảng 16 đến 160 triệu đồng) là thứ hấp dẫn phụ nữ xuất khẩu lao động, từ bỏ công việc chỉ hơn chục triệu đồng tại các nhà máy sản xuất lắp ráp, tới các nước phát triển hơn trong khu vực.

Đoàn Thị Hương và một cô gái khác người Indonesia, tên Siti Aisyah, bị cảnh sát Malaysia bắt giữ vì tình nghi dùng chất độc thần kinh để tấn công và giết chết người đàn ông Triều Tiên có tên trong hộ chiếu là Kim Chol. Nạn nhân được cho là ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo triều tiên Kim Jon Un, tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur hôm 13/2 vừa qua. 

Goc khuat cua nu lao dong xuat khau qua vu Doan Thi Huong
Khuôn mặt thẫn thờ của Đoàn Thị Hương sau phiên tòa ngày 1/3.

Hương lớn lên ở một làng quê với những ruộng lúa và cánh đồng chuối. Anh Đoàn Văn Bình, anh trai của Hương, cho biết em gái của anh tính nết dịu dàng, chăm chỉ học hành. 

Năm 17 tuổi, Hương lên Hà Nội học dược. Cả chục năm nay, mỗi năm Hương chỉ về thăm nhà 2 lần. Vì lẽ đó mà anh Bình không nắm rõ cuộc sống của em gái, chỉ đến vài ngày trước, anh mới biết em gái mình đang làm việc ở Malaysia.

Anh Bình chia sẻ rằng anh không thể tin đứa em gái ngoan ngoãn, chưa từng khiến gia đình phải bận lòng, giờ lại trở thành nghi phạm phạm tội tày đình. “Em tôi quý mến mọi người, mọi người cũng quý mến nó” - anh Bình nói.

Vụ việc của Hương khiến gia đình, người thân bàng hoàng, nhưng trước khi gặp phải bước ngoặt cuộc đời này, câu chuyện của Hương dường như rất đỗi quen thuộc.

Một cảnh sát Malaysia cho biết, cô gái Đoàn Thị Hương, 28 tuổi, là nhân viên của một công ty giải trí, cũng như hàng triệu lao động Đông Nam Á đang làm việc ở nước ngoài không có tên trong sổ sách theo dõi lao động. 

Goc khuat cua nu lao dong xuat khau qua vu Doan Thi Huong
Thông tin trên Facebook Hương cho thấy cô đã đến Malaysia 2 lần trong năm nay, 1 lần vào tháng 1 và lần tiếp theo là đầu tháng 2, chỉ vài ngày trước khi vụ án mạng xảy ra tại sân bay Kuala Lumpur.

Thông tin trên trang Facebook cá nhân của Hương cho thấy vài tuần gần đây cô liên tục di chuyển từ khách sạn này sang khách sạn khác ở Campuchia và Malaysia. Tuy chưa có thông tin chính xác về nghề nghiệp của Hương, nhưng các chuyên gia cho biết nhiều phụ nữ Việt Nam khác ở những thành phố sầm uất tại Đông Nam Á như Singapore và Kuala Lumpur thường có lịch trình di chuyển tương tự.

Những bài chia sẻ và hình ảnh của Hương trên Facebook cá nhân từ Malaysia cho thấy chân dung một cô gái rụt rè, khó có thể liên tưởng đến một sát thủ máu lạnh. 

“Sống là ăn. Mình có thể ăn rất nhiều” - Hương viết trên Facebook cá nhân.

Quê của Hương, xã Nghĩa Bình, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, là một vùng đất nông nghiệp với cư dân đông đúc và có tỷ lệ thất nghiệp cao ở miền bắc Việt Nam. Những năm gần đây, có hàng trăm, hàng nghìn cư dân ở đây đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc và Đài Loan.

Nghiên cứu về xuất khẩu lao động Việt Nam của Hoàng Lan Anh, Giảng viên Đại học Melbourne, Australia cho thấy cùng với sự gia tăng dân số, ngoài làm nông thì cư dân ở khu vực đồng bằng sông Hồng có rất ít cơ hội việc làm, vì vậy mà nhiều người chọn đi xuất khẩu lao động như một lẽ hiển nhiên.

Goc khuat cua nu lao dong xuat khau qua vu Doan Thi Huong
Ông Đoàn Văn Thanh, cha của Hương, cho biết con gái về thăm nhà dịp Tết vừa qua nhưng không có tiền, chỉ mua một chậu cây cảnh trị giá 100.000 đồng biếu bố mẹ. Hương cũng không nói với gia đình chuyện đang làm việc ở nước ngoài.

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, năm 2013, Malaysia có gần 2,5 triệu lao động nước ngoài, xếp thứ hai sau Thái Lan về tỷ lệ lao động ngoại quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gồm 10 quốc gia với tổng dân số hơn 600 triệu người).

Hàng chục nghìn người Việt Nam cũng như bao người nhập cư khác đến Malaysia thông qua các hợp đồng lao động theo hạn ngạch và các đơn vị môi giới lao động được cấp phép. Theo đánh giá của các chuyên gia, người lao động có thể đã phải trả hàng ngàn USD cho bên môi giới; một số lao động còn làm cho các công ty "ma" .

Theo Tiến sĩ Xã hội học Nicolas Lainez, do người Việt Nam được phép nhập cảnh Singapore và Malaysia 30 ngày một lần mà không cần visa nên nhiều phụ nữ đã di chuyển liên tục giữa ba quốc gia này.

Lịch trình làm việc linh động, thu nhập cao từ 700-7.000 đô la Mỹ/tháng (khoảng 16 đến 160 triệu đồng) chính là thứ hấp dẫn họ.

Kim Minh (Theo New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI