Gần 150ha rừng thông bị sâu róm “vặt” trụi lá

22/08/2023 - 11:22

PNO - Sau gần 1 tháng triển khai lực lượng phun thuốc, nạn sâu róm tàn phá rừng thông ở Hà Tĩnh cơ bản đã được khống chế. Song gần 150ha rừng thông đã bị sâu róm tàn phá nặng nề.

 

Sáng 22/8, ông Nguyễn Phi Quỳnh - Trưởng BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này đã có báo cáo các cơ quan chức năng về tình hình sâu róm gây hại rừng thông để có phương án phối hợp triển khai các biện pháp phòng ngừa.
Sáng 22/8, ông Nguyễn Phi Quỳnh - Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) - cho biết, đơn vị này đã có báo cáo các cơ quan chức năng về tình hình sâu róm gây hại rừng thông để có phương án phối hợp triển khai các biện pháp phòng ngừa.
“Sau nhiều đợt phun thuốc, hiện sâu róm cơ bản đã được khống chế. Tuy nhiên, hiện anh em vẫn đang phải tiếp tục theo dõi và phun phòng trừ, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại”, ông Quỳnh nói.
“Sau nhiều đợt phun thuốc, hiện sâu róm cơ bản đã được khống chế. Tuy nhiên, hiện anh em vẫn đang phải tiếp tục theo dõi và phun phòng trừ, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại” - ông Quỳnh nói.
Sâu róm bắt đầu xuất hiện nhiều ở khu vực rừng phòng hộ Hồng Lĩnh từ hơn 1 tháng trước. Đơn vị quản lý thống kê có khoảng 2.000 ha bị ảnh hưởng do sâu bệnh, trong đó nhiều phần diện tích cây thông đang cho khai thác nhựa.
Sâu róm bắt đầu xuất hiện nhiều ở khu vực rừng phòng hộ Hồng Lĩnh từ hơn 1 tháng trước. Đơn vị quản lý thống kê có khoảng 2.000ha bị ảnh hưởng do sâu bệnh, trong đó nhiều phần diện tích cây thông đang cho khai thác nhựa.
Sâu róm có màu xám, thân phủ lông dẹt, dày, chứa độc tố gây ngứa, chóng mặt, buồn nôn.... xuất hiện trên cây thông với mật độ 10-50 con/cây, có nơi 300-400 con/cây khiến nhiều diện tích cây thông bị ăn trụi lá.
Sâu róm có màu xám, thân phủ lông dẹt, dày, chứa độc tố gây ngứa, chóng mặt, buồn nôn... xuất hiện trên cây thông với mật độ 10-50 con/cây, có nơi 300-400 con/cây khiến nhiều diện tích cây thông bị ăn trụi lá.
Theo ông Quỳnh, thực chất sâu róm luôn có trên cây thông, nhưng mật độ không nhiều. Thường khoảng 5 năm sẽ có nguy cơ thành dịch. Trường hợp sâu róm xuất hiện trên 30 con/cây sẽ phải phun thuốc diệt sâu. “Đây là một loài sinh trưởng rất nhanh, mỗi con sâu sau khi thành bướm có thể sinh 300-400 cái trứng”, ông Quỳnh nói.
Theo ông Quỳnh, thực chất sâu róm luôn có trên cây thông, nhưng mật độ không nhiều. Thường khoảng 5 năm sẽ có nguy cơ thành dịch. Trường hợp sâu róm xuất hiện trên 30 con/cây sẽ phải phun thuốc diệt sâu. “Đây là một loài sinh trưởng rất nhanh, mỗi con sâu sau khi thành bướm có thể sinh 300-400 cái trứng” - ông Quỳnh nói.
Gần 1 tháng qua, BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã huy động toàn bộ lực lượng, cùng gần 300 hộ dân nhận khoán chăm sóc rừng tham gia phun thuốc diệt sâu róm. Đến nay, toàn bộ diện tích hơn 2.000ha rừng thông hiện đã được phun thuốc. Trong đó có nhiều khu vực mật độ sâu nhiều, đã được phun 4-5 lần.
Gần 1 tháng qua, Bqn quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã huy động toàn bộ lực lượng, cùng gần 300 hộ dân nhận khoán chăm sóc rừng tham gia phun thuốc diệt sâu róm. Đến nay, toàn bộ diện tích hơn 2.000ha rừng thông hiện đã được phun thuốc. Trong đó có nhiều khu vực mật độ sâu nhiều, đã được phun 4-5 lần.
Nhiều cây thông bị sâu ăn trụi lá, khô héo.
Nhiều cây thông bị sâu ăn trụi lá, khô héo.
Sâu róm rơi dày đặc dưới gốc cây thông sau khi phun thuốc.
Sâu róm rơi dày đặc dưới gốc cây thông sau khi phun thuốc.
Theo ông Quỳnh, gần 150ha rừng thông đã bị sâu róm tàn phá nặng nề. “Cũng may thời điểm này mưa nhiều, nếu nắng thì cây rất dễ bị chết khô. Số diện tích bị sâu róm phá hoại này phải mất 1 năm mới có thể phục hồi được”, ông Quỳnh nói.
Theo ông Quỳnh, gần 150ha rừng thông đã bị sâu róm tàn phá nặng nề. “Cũng may thời điểm này mưa nhiều, nếu nắng thì cây rất dễ bị chết khô. Số diện tích bị sâu róm phá hoại này phải mất 1 năm mới có thể phục hồi được” - ông Quỳnh nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI