Dựng Tượng đài Hùng Vương: Khuôn mặt giống cha thôi...

25/04/2016 - 07:17

PNO - Từ trước tới nay chưa từng có tài liệu mô tả khuôn mặt cũng như hình dáng của các Vua Hùng, vậy việc tạc tượng sẽ dựa trên cơ sở nào?

Thời gian qua, việc Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng tổ chức trưng bày 3 mẫu tác phẩm tượng đài Hùng Vương để lấy ý kiến nhân dân và các nhà khoa học, từ đó lựa chọn một tác phẩm dựng tượng vị Vua Tổ của người Việt. Dự án này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như ý kiến đóng góp, thảo luận của người dân và các nhà khoa học, sử học.

Tượng Vua Hùng sẽ có khuôn mặt giống cha...

Bày tỏ một số vấn đề còn tồn tại cũng như những khó khăn còn tồn tại trong việc lựa chọn mẫu Tượng đài Vua Hùng trong bối cảnh cụ thể hiện nay, một nhà sử học tại Phú Thọ đã có chia sẻ với báo Phụ nữ TP.HCM.

Dung Tuong dai Hung Vuong: Khuon mat giong cha thoi...
Mẫu tượng HV1 được lựa chọn trưng bày tại Đền Hùng.

Vị chuyên gia nhận định, theo chủ trương của Bộ Văn hóa, trong các danh nhân văn hóa của Việt Nam thì người đầu tiên được xây dựng tượng đài là Hùng Vương, vì vậy việc xây dựng tượng đài này là chỉ đạo chung của Bộ chứ không phải riêng Phú Thọ đề nghị. Chỉ có điều rằng, riêng Hùng Vương có 18 đời Vua, nếu chúng ta không nói Chi đời thì ta nói là 18 ông Vua.

"18 ông Vua cũng phải chọn ra một ông tiêu biểu nhất để làm tượng chứ không phải là một ông Vua trừu tượng như là Suối Tiên. Suối Tiên là người ta làm du lịch nên người ta làm như vậy

Tôi vẫn cho rằng riêng tượng Vua Hùng phải chọn một người tiêu biểu nhất để làm vì mỗi một Vua lại có đặc tính riêng. Ví dụ như Hùng Quốc Vương là người khai sinh là vị Vua đầu tiên, hay ông Tề Hùng thứ 6 thì lại là đánh giặc Ân, nhường ngôi cho Lang Liêu. Mỗi ông có một đặc điểm nên phải tổ chức cuộc hội thảo để tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn", ông nêu quan điểm.

Trước nhiều ý kiến tranh luận về việc, từ trước tới nay chưa từng có tài liệu nào mô tả khuôn mặt cũng như hình dáng của các Vua Hùng, vậy việc tạc tượng sẽ dựa trên cơ sở nào, vị chuyên gia sử học cho rằng:

"Chúng ta đã làm tượng cho cụ Lạc Long Quân rồi, cụ Lạc Long Quân là cha của Hùng Vương thế thì bây giờ ta đã có tượng cụ rồi. Tượng cụ đã được đặt thờ và cả lãnh đạo trung ương, các vị nguyên thủ quốc gia đã lên thắp hương cụ và cũng rất khen ngợi pho tượng chúng ta đã làm, thế thì khuôn mặt của Hùng Vương thì chắc con thì phải giống cha thôi, không vấn đề gì".

Dung Tuong dai Hung Vuong: Khuon mat giong cha thoi...
Mẫu tượng HV2

3 mẫu tượng đều chưa đạt

Nhận định về ba mẫu tượng đang được đưa ra, vị chuyên gia cho rằng, cả ba đều chưa đạt yêu cầu. Theo ông, chỉ có một pho tượng giơ 2 tay đón đàn con (HV2) thì có khuôn mặt giống Lạc Long Quân nhưng về hình thức chưa được.

Theo vị chuyên gia, tư thế đứng là rất quan trọng. Vua Hùng là ông Vua đầu tiên để trị vì đất nước thì ngoài tình thương yêu với dân ra thì phải có một bản lĩnh nữa để bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước, tính nhân hậu của một con người vì ông cũng rất gần với dân. Trong tượng đó bao gồm rất nhiều ý nghĩa nên tư thế đứng như thế nào để mà diễn tả được những cái đó thì chính các nhà điêu khắc phải suy nghĩ.

''Phải lắng nghe nhiều ý kiến của dân và rất nhiều chuyên gia. Tất cả những pho tượng không phải là đặt một chốc rồi di dời đi, hoặc mỗi một lần chúng ta làm lại thay lại được. Cái nhà chúng ta có thể thay nhưng riêng các pho tượng ta phải yên vị cho các cụ, lâu dài, đời đời con cháu ngưỡng mộ'' - nhà sử học nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia, phải có cả một Hội đồng quốc gia cân nhắc, lựa chọn vì đây là Tổ tiên của dân tộc.  Đồng nghĩa, phải tiếp tục tổ chức, mời nhiều người tham gia đóng góp ý tưởng để có thể chọn được một pho tượng xứng đáng, xứng tầm.

Được biết, hiện nay việc đặt tượng cũng có nhiều quan điểm, ý của tỉnh thì muốn đặt trên Đền Hùng, cũng có một số ý kiến cho rằng vào thời Vua Hùng, Việt Trì là kinh đô Văn Lang xưa, kinh đô của Vua Hùng thì bây giờ nó là TP lễ hội nên cũng có nhiều ý kiến muốn đặt ở Việt Trì, nơi trung tâm. Đây là một pho tượng đứng cho mọi người đến chiêm ngưỡng là chính, để cho mọi người đến Việt Trì biết đó là kinh đô Văn Lang.

Nhà sử học Phú Thọ một lần nữa nhấn mạnh: "Đã làm một pho tượng cho con cháu hàng nghìn năm sau thì không phải là làm trong chốc lát. Phải có lựa chọn hết sức thận trọng để đảm bảo tất cả các mặt có thể cho muôn dân trân trọng và kính nể, tâm phục khẩu phục, như thế thì mới được''.

Trang Thu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI