Đề xuất cấp mã số cho lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc

16/07/2013 - 22:47

PNO - PN - Sáng 16/7, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội công bố kết quả nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc người lao động (NLĐ)Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động tại Hàn Quốc không về nước, ở lại cư trú và làm...

Theo đó, tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động không về nước chiếm tới 49,9% (khoảng 17.000 người). Hầu hết đối tượng lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc đều thuộc nhóm lao động trẻ (25,18 tuổi), 67% NLĐ chưa qua đào tạo. Trước khi đi, tình trạng việc làm của họ khá bấp bênh, có tới 60% tỷ lệ lao động không có việc làm. 12% số lao động ở lại phải xuất cảnh với chi phí cao từ 80 - 200 triệu đồng. Xuất phát điểm khó khăn này là một trong những động cơ khiến 77% NLĐ chấp nhận “làm chui” để có thêm thu nhập.

Nguyên nhân chính của tình trạng cư trú bất hợp pháp, theo bà Nguyễn Thị Lan Hương là xuất phát từ “lợi ích cá nhân” của một bộ phận lao động Việt Nam. Trong khi đó, công tác bồi dưỡng kiến thức, đặc biệt về văn hóa và lòng tự tôn dân tộc cho NLĐ trước khi đi còn bị xem nhẹ.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý của Việt Nam, cụ thể là Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều thiếu những ràng buộc pháp lý với NLĐ như không có hợp đồng dịch vụ, không có bảo lãnh… dẫn đến “mất dấu” NLĐ khi họ tới Hàn Quốc.

Để khắc phục được tình trạng này, bà Hương cho rằng, phải tăng cường chất lượng tuyển chọn, đào tạo trước khi đi; tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương trong quá trình tuyển chọn lao động… Bà Hương cũng đề xuất việc cấp mã số riêng cho lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc. Mã số này chứa đựng các thông tin cơ bản để sử dụng trong quá trình xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu hiện còn nghèo nàn của Việt Nam.

 HUYỀN ANH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI