Có một Việt Nam rất khác qua ống kính của nhiếp ảnh gia Mỹ

27/05/2017 - 06:00

PNO - Nhiếp ảnh gia Kevin German nói: “Tôi đến Việt Nam để nhìn lại câu chuyện cổ tích tối tăm hoặc một bộ phim đen trắng, nơi tôi lãng mạn hóa những nỗi nhớ không tên”.

Nhiếp ảnh gia Kevin German vừa bắt đầu chiến dịch quyên góp để xuất bản cuốn sách mới về Việt Nam, có tựa đề: “Quên những gì bạn từng nhớ và nhớ những gì bạn lãng quên”: Một cái nhìn khác về Việt Nam.

Trao đổi với In Sight về tác phẩm, Kevin cho biết mình đã sống tại Việt Nam trong 5 năm qua, nhưng bắt đầu chụp ảnh về đất nước hình chữ S này từ 10 năm trước.

Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Phong Nguyen, chàng trai 16 tuổi ngước nhìn bầu trời đêm Bến Tre sau buổi thu hoạch muối trên ruộng. Nhờ trăng, anh phần nào đoán biết được thời tiết hôm sau.

Trong khi phần lớn khách du lịch vui thú tham quan những cảnh đẹp dọc bờ biển và đội nón lá chụp ảnh “selfie”, Kevin lại tìm kiếm những nét quá khứ giữa thời hiện đại.

Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Những nữ cảnh sát nhân dân diễu hành chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Buổi câu cá sớm trên một chiếc thuyền miền Trung

“Tôi bị cuốn hút bởi sự kỳ lạ, tương phản giữa người nghèo và người giàu. Tôi ngắm nhìn cả hai mặt của sự phân hóa nơi cảnh vật và xã hội trong suốt thời hội nhập” - Kevin chia sẻ.

Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Hai chị em trong tà áo dài ngày Tết tại công viên 30-4

Đôi khi Kevin cảm thấy mình là một nhân chứng sống cho sự phát triển của Việt Nam.

Người nhiếp ảnh gia trẻ tuổi bước đi như hậu duệ của những người từng bỏ lại đất nước này sau chiến tranh, nhưng đồng thời lại đam mê say đắm những thiết kế kiến trúc mới dần thay đổi bộ mặt Việt Nam.

Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Một lực sĩ ở Sài Gòn chuẩn bị bước ra thi đấu
Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Hai anh em Ron (trái) và Chris bơi lội trên tầng thượng của một khu căn hộ cao cấp.

Theo thời gian, con người Việt Nam dần thay đổi, họ coi trọng ý tưởng, tinh thần hơn vật chất. 

Đất nước như một con tàu vượt khỏi màn sương, liên tục di chuyển về phía trước, bỏ lại đằng sau những nỗi ám ảnh thời chiến tranh.

Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Cô gái nhặt mảnh kính vỡ tại một ngôi nhà bỏ hoang giữa đất Sài Gòn

“Mặt trời vẫn mọc ở nơi đây, giúp tôi nhớ lại những gì đã đưa mình đến đất nước này. 

Sự tử tế và sự kiên cường của một quốc gia từng chiến đấu với kẻ xâm lăng trong hơn 100 năm”.

Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Tà áo dài cùng nhành mai truyền thống dường như không đổi, chỉ có cảnh vật xung quanh là khác biệt

“Những người dân vẫn còn chịu tổn thương do cuộc nội chiến, gây nên bởi lợi ích nước ngoài. 

Vẻ đẹp của đất nước và con người nơi đây đã lan tỏa khắp mọi nơi trên thế giới”.

Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Nữ diễn viên mang hai dòng máu Mỹ-Việt Kathy Uyên chuẩn bị làm MC cho một chương trình tại Sài Gòn
Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Những người mẫu sau cánh gà tại Nhà hát lớn Thành phố, Sài Gòn.

Sinh ra bốn năm sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Sài Gòn, Kevin chỉ biết về Việt Nam qua những thước phim tài liệu của Kubrick hay Coppola.

Thế nhưng Kevin luôn cảm thấy nơi đây là một bí mật mà nước Mỹ không muốn nói đến. Một vết nhơ mà quân đội Mỹ mong muốn loại bỏ khỏi hồ sơ.

Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Hai cô bé đạp xe về nhà sau khi tan học tại một vùng quê miền Trung
Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Linh, 21 tuổi, là nạn nhân chất độc màu da cam. Cô gái trẻ không có hai tay từ khi sinh ra nên phải học cách thực hiện những sinh hoạt hằng ngày bằng đôi chân.

Quyển sách mới không nói về chiến tranh, mà được thiết kế chỉ để đem lại cái nhìn mới về đất nước và con người.

Co mot Viet Nam rat khac qua ong kinh cua nhiep anh gia My
Những ngày cuối trên giường bệnh của nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, người được mệnh danh như cha đẻ của ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Đặc biệt, quyển sách có thể đọc xuôi hay ngược đều được. 

Mỗi cách đều có một quan điểm khác về Việt Nam với thông điệp đơn giản: Hãy quên những gì bạn từng nhớ và nhớ những gì bạn lãng quên.

Tấn Vĩ (Theo Washington Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI