Bảo vệ sức khỏe khỏi hơi đất khi mưa xuống

10/05/2023 - 05:48

PNO - Theo y học cổ truyền, hơi đất chứa đầy đủ các yếu tố gây bệnh của thấp (ẩm), hàn (lạnh), phong (gió), táo (khô, nóng). Để bảo vệ sức khỏe, cần hạn chế tiếp xúc hơi đất khi mưa xuất hiện lúc thời tiết nắng nóng.

Hơi đất được tạo thành khi trời mưa rơi xuống mặt đất khô, có nguồn gốc từ chất geosmin và sự phân hủy các chất hữu cơ có trong đất đá. Hạt mưa khi rơi tiếp xúc bề mặt của đất sẽ vỡ ra và tạo thành những bong bóng nhỏ aerosol mang theo các chất tạo mùi trên, đồng thời cũng cuốn theo vi khuẩn, vi rút và nấm. Những hạt mưa di chuyển càng chậm thì càng sản xuất ra nhiều aerosol; điều này giải thích tại sao hơi đất xuất hiện nhiều hơn sau những cơn mưa nhẹ hơn là mưa lớn.

Mang khẩu trang đủ sức lọc các vi sinh vật gây bệnh và mặc áo mưa nếu ra đường lúc hơi đất xuất hiện.
Mang khẩu trang đủ sức lọc các vi sinh vật gây bệnh và mặc áo mưa nếu ra đường lúc hơi đất xuất hiện 

Với thời tiết nóng kéo dài, những cơn mưa càng ngắn và càng nhẹ thì hơi đất bốc lên càng nhiều và càng bay lên cao hơn mặt đất. Khi đó, con người nếu hít, nuốt hoặc bị bám trên bề mặt da mà không được làm sạch kịp thời thì những bong bóng nhỏ aerosol có chứa các vi sinh vật gây bệnh sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý như viêm đường hô hấp cấp tính, dị ứng da, hen suyễn, viêm mũi xoang, tiêu chảy nhiễm trùng, đau nhức khớp… 

Theo y học cổ truyền, hơi đất chứa đầy đủ các yếu tố gây bệnh của thấp (ẩm), hàn (lạnh), phong (gió), táo (khô, nóng). Để bảo vệ sức khỏe, cần hạn chế tiếp xúc hơi đất khi mưa xuất hiện lúc thời tiết nắng nóng: tránh đi ra đường, vệ sinh thông thoáng nhà cửa và phòng làm việc; đóng bớt cửa để hạn chế các bong bóng nhỏ aerosol theo gió bay vào nhà khoảng thời gian đầu của cơn mưa. Mang khẩu trang đủ sức lọc các vi sinh vật gây bệnh và mặc áo mưa nếu ra đường lúc hơi đất xuất hiện.

Nếu đã tiếp xúc hơi đất thì dùng khăn sạch thấm nước ấm vệ sinh những vùng cơ thể tiếp xúc, tránh tắm gội ngay khi gặp hơi đất vì rất dễ cảm mạo. Vệ sinh mắt, mũi và họng bằng nước muối sinh lý. Hạn chế dụi tay vào mặt, mắt, mũi, họng. Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch rửa tay nhanh.

Nếu cơ thể đau mỏi thì có thể xoa dầu thuốc vào tay chân hoặc khớp, bao gồm dầu gừng, tràm, khuynh diệp, nhũ hương, nghệ, hương thảo và đinh hương. Tập thể dục vừa phải cũng là một cách để chống lại cơn đau, chú ý tập hít thở sâu và tự xoa bóp vùng mặt mũi, lưng trên. 

Chỉ xông thuốc thảo dược toàn thân khi không đổ mồ hôi, sau đó thì dùng trà gừng ấm. Nếu đổ mồ hôi, sốt, tiêu chảy thì cần uống sớm nước bù điện giải (Oresol, Hydrite, nước dừa xiêm, nước muối đường…), tuyệt đối không xông toàn thân. Nếu ngạt mũi và nhức đầu có thể xông cục bộ vùng mặt bằng nước nấu gừng, sả, lá chanh… 

Đi khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu như sốt cao trên 40 độ C không hạ, xuất huyết, tiêu chảy và nôn ói nhiều không giảm, uể oải toàn thân không giảm. 

 Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đàn
(Phó trưởng khoa Y học cổ truyền Trường đại học Y Dược TPHCM)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsongkhoevi /strCate=songkhoe

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEalobacsivi /strCate=alobacsi

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocdongyvi /strCate=gocdongy
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsuckhoevi /strCate=suckhoe