Bạo hành kinh tế - hình thức tinh vi của bạo hành gia đình

02/03/2017 - 14:51

PNO - Nghiên cứu mới đây cho thấy, tại Australia, 11% số người dân nước này bị bạn đời bạo hành về kinh tế.

Nghiên cứu mới đây cho thấy, tại Australia, 11% số người dân nước này  – cả nam và nữ - đều bị bạn đời bạo hành về kinh tế.

Bao hanh kinh te - hinh thuc tinh vi cua bao hanh gia dinh
Tại Australia, 16% số phụ nữ được hỏi có lịch sử về tình trạng bạo hành kinh tế. Con số này với nam giới là 7%.

Thuật ngữ bạo hành kinh tế mô tả tình trạng một người bị bạn đời kiểm soát tài chính, dẫn đến việc lệ thuộc vào người kia. Nhưng rất nhiều người không hề biết rằng họ chính là nạn nhân của một dạng bạo lực gia đình rất tinh vi.

Hãng tin ABC dẫn các nghiên cứu của Đại học RMIT cho biết, có rất ít dữ liệu về mức độ phổ biến của vấn đề này, nên họ phân tích thông tin dựa trên thăm dò của Văn phòng Số liệu Australia đối với 17.000 người Australia.

Người đứng đầu nghiên cứu là Jozicka Kutin cho biết, họ phát hiện ra gần 16% số phụ nữ được hỏi có lịch sử về tình trạng bạo hành kinh tế. Con số này với nam giới là 7%.

Phụ nữ khuyết tật hoặc có các vấn đề về sức khỏe lâu dài càng dễ trở thành nạn nhân của nạn bạo hành kinh tế.

Theo bà Kutin, khi gặp khó khăn, mọi người thường gặp các nhân viên y tế, bác sĩ đa khoa, các ngân hàng hoặc cơ quan phúc lợi xã hội mà không nhận ra rằng họ đang bị bạo hành về kinh tế.

“Các ngân hàng có thể là một nơi an toàn để phụ nữ tới đó giải quyết một số vấn đề chẳng hạn. “Nếu như ở đó các nhân viên ngân hàng trêu đùa rằng chắc hẳn có chuyện gì không ổn – như là ‘toàn bộ số tiền của anh/chị đã đi đâu hết rồi?’ , thì đó chính là lúc mọi chuyện lộ ra”  – bà Kutin nói.

Các chủ ngân hàng và nhân viên khác khó lòng chỉ ra cần phải làm gì sau đó.

Bao hanh kinh te - hinh thuc tinh vi cua bao hanh gia dinh
Bạo hành kinh tế là một dạng bạo hành gia đình cực kỳ tinh vi.

“Đây là khía cạnh cực kỳ tinh vi. Bởi vì mọi người không nhận ra đây là một dạng bạo hành gia đình, nên họ sẽ không tới các cơ quan chức năng liên quan, họ không tra cứu trên các website về bạo lực gia đình hoặc lạm dụng tài chính”  – Jozicka Kutin nói thêm.

“Mẹ tôi là một di dân mới đến và chúng tôi là gia đình lao động bậc trung. Về cơ bản thì cha tôi là người kiểm soát tuyệt đối mọi nguồn thu trong nhà. Mẹ tôi không đi làm và gần như phải van xin cha tôi tiền để trang trải nhà cửa hàng tuần.Chính bà Kutin cũng có trải nghiệm về việc bạo hành kinh tế trong gia đình của mình.

“Có trời mới cứu được mẹ tôi mỗi khi ai đó có sinh nhật, hoặc cần thêm quần áo mới” – bà Kutin kể lại.

Bà Kutin sốc khi tình trạng này xảy ra với cả gia đình bạn bè của bà, và con cái của họ.

“Những người có trình độ đại học có bạn đời là những người có trí tuệ và chuyên nghiệp. Khi biết tình trạng này xảy ra với con cái của bạn tôi, tôi cảm thấy quá sốc” – bà Kutin nói thêm.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT đang chuyển hướng nghiên cứu về bạo hành kinh tế trong mối quan hệ của các cặp đôi ở độ tuổi 18-29, và các chiến lược để ngăn chặn và can thiệp tình trạng này.

“Việc này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng của nhân viên cố vấn tài chính, hoặc các nhân viên trong lĩnh vực bạo lực gia đình chỉ dẫn cho họ theo đúng cách” -  Jozicka Kutin 

Minh Thu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI