Bài 3: Đến lượt ngành công nghiệp giải trí và truyền thông Ấn Độ rúng động vì #metoo

11/10/2018 - 08:17

PNO - Một năm sau sự sụp đổ của nhà sản xuất phim người Mỹ Harvey Weinstein, một loạt cáo buộc về lạm dụng tình dục đang làm rung chuyển ngành công nghiệp truyền thông và giải trí Ấn Độ.

Bai 3: Den luot nganh cong nghiep giai tri va truyen thong An Do rung dong vi #metoo
Tanushree Dutta là một trong những phụ nữ dũng cảm đã lên tiếng buộc tội một số người đàn ông quyền lực trong ngành công nghiệp giải trí và truyền thông Ấn Độ.

Bài 1: Cơn bão #metoo cuộc chiến không khoan nhượng với nạn bạo lực tình dục 

Bài 2: Phong trào #metoo tác động đến chính trường Mỹ như thế nào? 

Bài 3: Đến lượt ngành công nghiệp giải trí và truyền thông Ấn Độ rúng động vì #metoo 

Bài 4: Quả bom #metoo ở Nobel 2018 và cuộc cách mạng 'màu đen' trong làng giải trí thế giới

Phong trào #MeToo (#Tôicũngvậy) cuối cùng đã đặt chân đến Ấn Độ. Cuối tháng trước, nữ diễn viên Bollywood Tanushree Dutta công khai là nạn nhân của lạm dụng tình dục hồi năm 2008. Kẻ tội đồ bất ngờ chính là diễn viên kỳ cựu Nana Patekar.

Trong cuộc họp báo tại Mumbai 8/10 vừa qua, Patekar nói: “Theo lời khuyên của luật sư, tôi phải giữ im lặng với giới truyền thông. Tuy nhiên, những gì xảy ra mười năm trước vẫn là sự thật”. CNN đã liên hệ với nhóm luật sư của Patekar nhưng chưa nhận được phản hồi.

Sự dũng cảm của Dutta nhận được sự ủng hộ từ nhiều nhân vật hàng đầu trong ngành, bao gồm ngôi sao "Quantico" Priyanka Chopra.

Nhiều phụ nữ sử dụng mạng xã hội để chia sẻ về trải nghiệm đau khổ dưới bàn tay của một số người đàn ông Ấn Độ nổi tiếng, dẫn đến hành động giải quyết tức thì.

Hôm 6/10, truyền thông đưa tin Phantom Films - studio Bollywood chịu trách nhiệm cho loạt phim gốc đầu tiên của Netflix từ Ấn Độ - ngừng hoạt động sau khi một nữ nhân viên từng làm việc ở đây cáo buộc nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc Vikas Bahl quấy rối tình dục.

Bai 3: Den luot nganh cong nghiep giai tri va truyen thong An Do rung dong vi #metoo
Truyền thông vây quanh Nana Patekar sau cáo buộc lạm dụng tình dục.

Theo HuffPost, tháng 5/2015, Bahl đã giả vờ ngất đi trên giường của nữ nhân viên rồi thủ dâm trước mặt cô. Tháng 10 năm đó, nữ nhân viên báo cáo sự việc với Kashyap – một nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc khác của Phantom Films - rồi sau đó cô từ chức do không được giải quyết thỏa đáng.

Đáp lại thông tin này, Kashyap khẳng định chỉ chịu trách nhiệm về mảng sáng tạo của công ty, trong khi pháp lý và tài chính thì hoàn toàn bị phụ thuộc: “Khi đó, tôi chỉ được dặn rằng công ty có lựa chọn rất hạn chế. Nay khi xem xét kỹ lưỡng, tôi cảm thấy mình đã không được tư vấn cẩn trọng”.

Tuy nhiên ngay sau đó, các luật sư của Bahl quyết liệt phản đối Kashyap, phủ nhận các cáo buộc cũng như tuyên bố của ông ta.

Theo luật sư của Bahl, những cáo buộc "là kết quả của lòng đố kỵ trong nghề nghiệp, với mục đích duy nhất là phỉ báng, bôi nhọ hình ảnh và phá hủy sự nghiệp của thân chủ chúng tôi".

Bai 3: Den luot nganh cong nghiep giai tri va truyen thong An Do rung dong vi #metoo
Nhà làm phim Bollywood Anurag Kashyap tại văn phòng ở Oshiwara, Mumbai, ngày 22/5/2016.

Không chỉ Bollywood mà ngành công nghiệp chính trị và truyền thông Ấn Độ cũng dậy sóng khi hàng loạt nhân vật nữ tiết lộ là nạn nhân của quấy rối tình dục.

Cho đến nay, người nổi tiếng nhất được gọi tên là MJ Akbar - cựu nhà báo, bộ trưởng ngoại giao cấp thấp trong chính phủ Modi. Theo lời nữ nhà báo Priya Ramani, cô bị Akbar quấy rối trong một buổi phỏng vấn trá hình năm 2017.

Đặc biệt, ngày 9/10, The Telegraph Ấn Độ đăng bài viết chống lại Akbar dù ông này chính là một trong những biên tập viên sáng lập của báo. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã từ chối bình luận về vấn đề này.

Trong khi đó, ngày 8/10, Prashant Jha - biên tập viên chính trị của tờ - từ chức sau khi bị nữ đồng nghiệp Avantika Mehta gọi tên trên Twitter. Jha từng làm mọi cách để theo đuổi Mehta dù cô kiên quyết từ chối.  

Bai 3: Den luot nganh cong nghiep giai tri va truyen thong An Do rung dong vi #metoo
Nhà báo Priya Ramani được cho là bị Akbar quấy rối trong một buổi phỏng vấn trá hình năm 2017.

Việc gọi tên và đổ lỗi công khai đang diễn ra xoay quanh nhiều sự cố khác nhau, từ hành vi dâm ô, tin nhắn sex, thậm chí là các trường hợp lạm dụng tình dục rõ ràng.

Ngày 4/10, nhà văn kiêm nghệ sĩ biểu diễn Mahima Kukreja công khai mắng và tiết lộ hành vi quấy rối qua ảnh chụp phần nhạy cảm trên cơ thể của diễn viên hài Utsav Chakraborty.

Một ngày sau, Chakraborty buộc phải lên tiếng: “Hơi muộn nhưng tôi xin lỗi. 24 giờ qua là một thử thách lớn”.

Tuy nhiên, ông này cũng trích dẫn điều kiện sức khỏe tâm thần không ổn định gây ảnh hưởng đến hành vi sai lệch: "Tôi phải đối mặt với một sự thật cá nhân rất đáng sợ. Tôi không thể nghĩ mình là nạn nhân nữa. Xin hãy cho tôi biết phải làm gì bây giờ. Tôi không muốn bất kỳ ai bị tổn thương".

Bai 3: Den luot nganh cong nghiep giai tri va truyen thong An Do rung dong vi #metoo
Lời xin lỗi muộn màng của diễn viên hài Utsav Chakraborty.

Từng hợp tác nên scandal của Chakraborty gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của AIB, nhóm hài kịch nổi tiếng trong giới trẻ Ấn Độ, khiến nhóm phải đăng đàn xin lỗi:

“Chúng tôi đã cố gắng xem xét và xử lý lỗi lầm, nhưng đối với khán giả có lẽ chỉ như lời bào chữa. Sự thật là chúng tôi đã sai rồi”.

Trào lưu #MeToo đang mạnh mẽ lan rộng tại Ấn Độ, nhưng ảnh hưởng và kết quả của nó – đặc biệt là đối với các nhân vật tội lỗi quyền lực - chỉ được chứng minh trong những thời gian tới.

Ngọc Anh (theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI