1,3 tỷ người có nguy cơ bị điếc do dùng tai nghe quá to

16/11/2022 - 14:19

PNO - Các nhà khoa học cảnh báo hơn 1,3 tỷ thanh niên có nguy cơ bị mất thính giác do sử dụng tràn lan tai nghe cũng như đến các tụ điểm nhạc sống có công suất quá lớn.

Một nhóm các học giả quốc tế đã đưa ra ước tính sau khi xem xét hơn 30 nghiên cứu ở 20 quốc gia với gần 20.000 người trong độ tuổi từ 12 đến 34.

Họ kết luận rằng khoảng 1/4 đến một nửa số người thường xuyên nghe các thiết bị và đi xem các buổi hòa nhạc nơi âm nhạc được phát ở mức không an toàn có nguy cơ bị mất thính giác.

Thông thường, âm lượng được coi là an toàn cho người lớn là dưới 80 decibel, trong khi 75 decibel được coi là an toàn cho trẻ em. 

Các chuyên gia thính giác nói rằng nếu âm lượng trên 85 decibel có khả năng gây tổn thương thính giác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu trên thì có tới 1/2 số người thường xuyên nghe âm lượng cao tới 1.112 decibel. 

Dựa vào số liệu phân tích, các nhà nghiên cứu ước tính rằng số lượng thanh thiếu niên và người trưởng thành trên toàn cầu có nguy cơ bị mất thính lực dao động từ 670 triệu đến 1,35 tỷ. 

Báo cáo kết luận: "Các chính phủ, ngành công nghiệp nghe nhìn cần có nhu cầu cấp thiết là ưu tiên ngăn ngừa mất thính giác toàn cầu bằng cách thúc đẩy các khuyến khích, cảnh báo bằng những nghe thiết bị âm thanh sao cho an toàn".

Các nhà nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ ước tính rằng số người trong độ tuổi 12-34 sẽ bị mất thính lực do tiếp xúc với âm lượng lớn ở mức nguy hiểm có thể lên tới 1,35 tỷ người. Họ đổ lỗi cho việc sử dụng rộng rãi các thiết bị cá nhân như tai nghe cũng như các tụ điểm nhạc sống quá ồn ào. Phát hiện của họ đã được công bố trên tạp chí BMJ Global Health.
Các nhà nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ ước tính rằng số người trong độ tuổi 12-34 sẽ bị mất thính lực do tiếp xúc với âm lượng lớn ở mức nguy hiểm có thể lên tới 1,35 tỷ người. 

Theo các chuyên gia, việc kích thích quá mức những sợi lông nhỏ trong tai bằng cách nghe nhạc lớn có thể gây tổn thương vĩnh viễn. 

Ở mỗi tai, cấu trúc tai trong được gọi là ốc tai – nơi tiếp nhận âm thanh dưới dạng rung động – có 15.000 sợi lông nhỏ.

Những tế bào lông nhỏ bé này rất quan trọng để giúp chúng ta phát hiện sóng âm thanh – nhưng lại rất mỏng manh và các tế bào lông không tái tạo, vì vậy tổn thương đối với chúng là vĩnh viễn. Đây là một nguyên nhân phổ biến ở những người bị mất thính lực.

Họ đổ lỗi cho việc sử dụng rộng rãi các thiết bị cá nhân như tai nghe cũng như các tụ điểm nhạc sống quá ồn ào. Phát hiện của họ đã được công bố trên tạp chí BMJ Global Health.
Nghiên cứu mới này đã được các nhà khoa học công bố trên tạp chí BMJ Global Health.

Các nhà nghiên cứu từ Thụy Điển, Thụy Sĩ, Mexico và Nam Carolina thực hiện nghiên cứu quốc tế về những người trẻ tuổi sẽ bị mất thính lực bằng cách xem xét 33 nghiên cứu, khoảng một nửa trong số đó xem xét việc sử dụng thiết bị nghe cá nhân của mọi người, trong khi phần còn lại tập trung vào các địa điểm giải trí ồn ào. 

Các nhà khoa học nhận thấy 24% người từ 12-34 tuổi tiếp xúc với âm lượng lớn ở mức nguy hiểm khi sử dụng tai nghe và các thiết bị nghe cá nhân khác, trong khi 48% trong số họ dễ bị tổn thương từ các địa điểm biểu diễn nhạc sống.

Theo thống kê, hiện trên toàn cầu có khoảng 2,8 tỷ người trong độ tuổi từ 12-34 nên nhóm nghiên cứu ước tính rằng có tới 1,35 tỷ người trong độ tuổi đó có nguy cơ bị mất thính lực.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đơn vị hỗ trợ nghiên cứu, ước tính rằng hơn 430 triệu người trên toàn thế giới hiện đang bị mất thính lực.

Cơ quan y tế công cộng toàn cầu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất thính giác liên quan đến việc tiếp xúc với mức độ âm thanh cao.  Vào năm 2019, tổ chức này đã ban hành các hướng dẫn về tiếng ồn an toàn cho các nước châu Âu, với lý do tiếng ồn quá mức là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.

Vào năm 2015, WHO cũng đã phát động chiến dịch "Hãy nghe an toàn" nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng mất thính lực do tiếng ồn và ủng hộ các biện pháp can thiệp để bảo vệ mọi người khỏi tiếng ồn quá mức.

Thảo Nguyễn (theo Daily Mail)

 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI