Vụ người mẫu nude tố họa sĩ hiếp dâm: Bài học lớn cho nghệ sĩ

27/08/2018 - 12:00

PNO - Dù Công an Q. 10 không khởi tố vụ án người mẫu nude tố họa sĩ hiếp dâm, nhưng những ồn ào vừa qua đặt ra một bài học lớn về quá trình tác nghiệp của các nghệ sĩ ở nước ta.

Không phải tự dưng mà người đời gán cho giới nghệ sĩ cái bệnh “lơ tơ mơ” vì làm gì cũng lòa xòa, đại khái cho xong chuyện. Đụng tới việc gì “giấy trắng mực đen” thì y như “rằng thì là mà”… Và cũng vì cái sự “lơ tơ mơ” ấy mà họa sĩ Ngô Lực - nhân vật bị người mẫu nude Kim Phương tố hiếp dâm trong câu chuyện hy hữu và cũng là lần đầu tiên của lịch sử hội họa nhận “trái đắng” như thế.

Dù tới giờ phút này, họa sĩ Ngô Lực đã được minh oan theo quyết định của Công an Q.10, “dư chấn” vụ việc có lẽ còn lâu mới hết. Khi thông tin Ngô Lực bị người mẫu nude tố hiếp dâm tràn lan trên các mặt báo cũng là lúc hàng loạt hợp đồng làm việc ký kết trước đó trôi xuống sông xuống bể.

Kinh khủng hơn, theo chia sẻ của họa sĩ này, anh từng bị gia đình, người thân, bạn bè xem như là “người đã chết”. Thiệt hại về vật chất, danh dự, uy tín không thể nào đo đếm được.

Vu nguoi mau nude to hoa si hiep dam: Bai hoc lon cho nghe si
Ngô Lực vẽ body art

Ngô Lực, nhân vật chính trong câu chuyện, chia sẻ: “Nhưng tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu ban đầu mình làm việc cẩn thận thì đã không xảy ra câu chuyện ồn ào vừa qua. Sai lầm lớn nhất của tôi là đã làm việc với Kim Phượng. Nhưng tôi không oán trách mà ngược lại còn cho rằng Phượng chính là người đã “dạy” tôi những bài học lớn. Phải đối mặt với sự việc, tôi mới học được cách trầm tĩnh lại, không còn bay bổng nghệ sĩ nữa mà dùng lý trí nhìn nhận chân tướng của vấn đề, hiểu biết hơn về pháp luật và cẩn thận hơn với tất cả các lần làm việc với các mẫu nude khác”. 

Ngô Lực nói thêm, anh sẽ vẫn làm nghề, nhưng lần sau, anh sẽ nghiên cứu “lý lịch” của đối tác kỹ hơn; đồng thời, ký kết hợp đồng rõ ràng.

Nhân sự việc này, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng nhắn nhủ: “Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các họa sĩ trong quá trình tác nghiệp, làm sao tránh những điều tiếng không hay, những rủi ro sau này”.

Từ câu chuyện mẫu nude tố họa sĩ hiếp dâm, có thể nhìn rộng ra nhiều ngành nghề “nhạy cảm” liên quan tới phụ nữ khác, như chụp ảnh nude, vẽ nude... Không chỉ họa sĩ mà cả người mẫu cũng phải tự trang bị những kỹ năng tự vệ. Ở câu chuyện ồn ào này, đặt giả thiết, Kim Phượng là người bị hại như cô tố cáo thì chính bản thân cô cũng nên học cách tự cứu bằng những “nghiệp vụ” của một người làm việc lâu năm.

Hiện nay, số lượng người mẫu body painting khá nhiều. Từ thực tế làm việc, họ rỉ tai nhau hoặc tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân để có thể “chống độc” trong môi trường nhạy cảm. Ví dụ: làm việc với ê-kíp quen, không nhận lời làm mẫu trong hoàn cảnh chỉ có một họa sĩ và một người mẫu trong phòng riêng…

Cũng không phải không có việc người mẫu nude sẵn sàng bán da thịt để “gài” họa sĩ, vì mục đích riêng nào đó. Và nhiều lúc “Tại anh, tại ả, tại cả hai bên”. Để rồi khi câu chuyện ồn ào trong dư luận, hậu quả thật khó lường.

Tháng Sáu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI