Vì một thế giới không thói xấu

11/02/2014 - 07:45

PNO - PNO - Tại Mỹ, chuỗi cửa hàng dược phẩm CVS lớn thứ nhì nước này cho biết sẽ không còn bày bán thuốc lá từ tháng 10/2014.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Từ nay, thuốc lá không còn được bày bán ở các trường học tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông của nước này đã thông báo như thế hồi tháng Hai. Nhiều năm nay, chính phủ TQ đề ra nhiều biện pháp để giảm thiểu số người hút thuốc nhưng đều không thành công, cảnh hút thuốc vẫn diễn ra mọi lúc mọi nơi, thậm chí ở trường học và bệnh viện. Điều đáng lo hơn, độ tuổi người nghiện thuốc lá ngày càng trẻ.

Vi mot the gioi khong thoi xau

Thuốc lá là kẻ thù của mọi người (ảnh: Reuters)

Cũng như nhiều nước khác, thuốc lá là ngành công nghiệp thu nhập cao và là một trong những nguồn thu ngân sách lớn nhất. Thế nhưng, bây giờ ai cũng biết lợi nhuận từ công nghiệp thuốc lá không đủ để bù đắp cho sự tổn hại về sức khỏe của người dân.

Trong khi các nước châu Âu đặt ra nhiều biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với người hút thuốc nơi công cộng thì ở TQ, việc hút thuốc lâu nay vẫn được xem là thói quen chấp nhận được. Tuy nhiên, từ nay, chính phủ TQ đặt ra lộ trình nhằm cấm tuyệt đối việc hút thuốc ở nơi công cộng trong khi nhiều địa phương, nhiều cơ quan đưa ra quy định riêng về việc này.

Mới nhất là, Bộ Giáo dục TQ ban hành lệnh cấm hút thuốc ở trường mẫu giáo và các cấp học phổ thông còn ở trường đại học sẽ đặt ra những khu vực giới hạn cho việc hút thuốc. Các phương tiện quảng cáo thuốc lá không còn được xuất hiện ở trường học dù với bất cứ hình thức nào. Để đảm bảo lệnh cấm được thực thi nghiêm chỉnh, camera ghi hình được đặt ở nhiều nơi trong trường học, bất cứ ai vi phạm cũng bị phạt.

Trong khi đó, tại Mỹ, chuỗi cửa hàng dược phẩm CVS lớn thứ nhì nước này cho biết sẽ không còn bày bán thuốc lá từ tháng 10/2014. Tại Mỹ, các cửa hàng dược phẩm được phép bày bán thuốc lá và đây chính là nguồn thu nhập không nhỏ của họ. Với hơn 7.600 cửa hàng trên toàn nước Mỹ, CVS sẽ mất 2 tỷ USD lợi nhuận khi không còn bày bán thuốc lá nhưng sẽ bù lại bằng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác cho cộng đồng.
Giới y học đã hết lời tán dương việc làm này của CVS và hy vọng các chuỗi của hàng dược phẩm khác tại Mỹ sẽ noi gương CVS.

Không chỉ thuốc lá, rượu và các loại nước giải khát có ga cũng được xem là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nên nhiều nước đều đặt ra biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng.

Vi mot the gioi khong thoi xau

Từ tháng Tư, các sản phẩm có cồn không được bán giảm giá quá đáng tại Anh (ảnh: Guardian)

Hạn chế uống rượu là điều nhiều quốc gia đã và đang thực hiện, nhưng chính phủ Liban còn tiến thêm một bước nữa. Theo đó, các công ty sản xuất cũng như nhập khẩu có 4 tháng để thích ứng với lệnh cấm lưu hành các loại thuốc tăng lực chứa chất cồn. Biện pháp này được chính phủ Liban đưa ra sau một nghiên cứu kéo dài hai năm cho kết quả là chất cồn khi kết hợp với các chất dùng để sản xuất nước tăng lực, như caffein và taurine, là rất nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng.

Tại Anh, việc lợi dụng các chính sách khuyến mãi để giảm giá bán các loại rượu, bia từ nay sẽ không còn. Bộ Nội vụ Anh cho biết từ tháng 4/2014 không chấp nhận việc nhà sản xuất giảm giá các sản phảm bia rượu - điều này từng dẫn đến việc hiện tượng, nước đóng chai còn đắt hơn cả rượu bia tại các siêu thị. Từ tháng Tư, giá sàn sẽ được đặt ra với từng sản phẩm. Chẳng hạn, một lon bia 440ml không thể được bán dưới giá 0,5 bảng còn giá sàn một chai rượu vang là 2,24 bảng, một chai vodka là 10,15 bảng.

Tất cả những biện pháp đó chắc chắn gây thiệt hại ít nhiều cho các doanh nghiệp về lợi nhuận, nhưng điều này giúp người người tiêu dung được đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Đó cũng là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến trong năm mới 2014, nhằm ngày càng giảm đi những thói xấu có hại cho sức khỏe mọi người.

THIỆN NGA (Theo Guardian, USA Today)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI