Tự hào bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968

07/01/2023 - 01:08

PNO - Tối 6/1, tại Khu tưởng niệm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh), chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 55 năm cuộc tiến công lịch sử (1968 – 2022) với chủ đề “Tự hào bản hùng ca Xuân Mậu Thân - 1968” đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem.

 

Nhiều nhân chứng lịch sử từng tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tham dự chương trình.
Nhiều nhân chứng lịch sử từng tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tham dự chương trình.

Đến dự chương trình có các cán bộ lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; các chứng nhân lịch sử từng tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân; nguyên thành viên Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy ban Trung ương Liên minh các dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam. Cùng lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, lãnh đạo các địa phương, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, đại diện gia đình các thương binh - liệt sĩ, người có công tiêu biểu trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

những người từng tham gia đêm hội ngày nào là nhạc sĩ Trần Xuân Tiến và nhóm ca truyền thống Thành đoàn TPHCM
CLB Truyền thống Thành đoàn TPHCM với nhiều thành viên cốt cán trong lực lượng học sinh - sinh viên tham gia Đêm hội Quang Trung, chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, trở lại kể cho thế hệ trẻ về một thời hoa lửa không quên.

Qua 3 chương: “Khát vọng Xuân”, “Những thời khắc không quên” và “Vang mãi hùng ca mùa xuân”, chương trình sân khấu hóa Tự hào bản hùng ca Xuân Mậu Thân - 1968” như đưa người xem sống lại không khí hào hùng cách đây 55 năm.

Mở đầu là đêm văn nghệ “Tết Quang Trung” đã tập hợp hơn một vạn người, phát động trong giới học sinh - sinh viên chuẩn bị nổi dậy giành chính quyền. Tiếp đó là những ngày Sài Gòn rung chuyển, Sài Gòn không ngủ với những đợt tấn công dồn dập, quả cảm của bộ đội ta, của lực lượng biệt động thành. Để rồi từ kinh nghiệm của mùa xuân năm 1968, đã trở thành bài học lịch sử sâu sắc, ý nghĩa, như một cuộc tổng diễn tập cho những năm sau, quân và dân cả nước làm nên những “Điện Biên Phủ trên không - 1972”, và đỉnh cao là đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước.

Nhạc cảnh “Đêm hội Quang Trung” tái hiện khung cảnh Đại hội văn nghệ sinh viên - học sinh mừng Tết Quang Trung do Tổng Hội sinh viên Sài Gòn tổ chức tại sân Viện Quốc gia hành chánh (nay là Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở TPHCM). Từ đây, hình thành một mũi tấn công chính trị ngoạn mục, bất ngờ, như một bước chuyển công khai cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
Nhạc cảnh “Đêm hội Quang Trung” tái hiện khung cảnh Đại hội văn nghệ sinh viên - học sinh mừng Tết Quang Trung do Tổng Hội sinh viên Sài Gòn tổ chức tại sân Viện Quốc gia hành chánh (nay là Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở TPHCM). Từ đây, hình thành một mũi tấn công chính trị ngoạn mục, bất ngờ, như một bước chuyển công khai cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
Sau 55 năm, những giai điệu của Hát cho dân tôi nghe - Dậy mà đi - Tổ quốc ơi ta đã nghe từng vang vọng trong Đêm hội Quang Trung vẫn dạt dào cảm xúc
Sau 55 năm, những giai điệu của Hát cho dân tôi nghe, Dậy mà đi, Tổ quốc ơi ta đã nghe... từng vang vọng trong Đêm hội Quang Trung vẫn dạt dào cảm xúc.
Tổ quốc ơi ta đã nghe
Bài thơ chúc Tết 68 - Tiến lên chiến sĩ đồng bào của Bác như lời hiệu triệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Bài thơ chúc Tết 68 của Bác như lời hiệu triệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Ca khúc Tiến lên chiến sĩ đồng bào được phổ nhạc từ Bài thơ chúc Tết 1968.
Ca khúc Người mẹ Bàn Cờ là ký ức về những người mẹ, người chị, những người dân Sài Gòn âm thầm tiếp tế, chở che cho cán bộ, chiến sĩ, lực lượng tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Ca khúc Người mẹ Bàn Cờ là ký ức về những người mẹ, người chị, những người dân Sài Gòn âm thầm tiếp tế, chở che cho cán bộ, chiến sĩ, lực lượng tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Ca múa Giờ hành động - Biệt động thành khắc ghi mãi những chiến công của lực lượng Biệt động Sài Gòn.
Ca múa Giờ hành động - Biệt động thành khắc ghi mãi những chiến công của lực lượng Biệt động Sài Gòn.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra với quyết tâm "Hành động hay là chết" của những con người khao khát độc lập tự do.
NSND Tạ Minh Tâm và ca sĩ Thế Vĩ thể hiện liên khúc Bản hùng ca 68 - Dáng đứng Việt Nam ca ngợi bao người con ưu tú đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh – những con người chẳng để lạ gì, chỉ một dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ từ mùa xuân 1968.
NSND Tạ Minh Tâm và ca sĩ Thế Vĩ thể hiện liên khúc Bản hùng ca 68 - Dáng đứng Việt Nam ca ngợi bao người con ưu tú đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh – những con người chẳng để lại gì, chỉ một dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ từ mùa xuân 1968.
Ca khúc Phi đội ta xuất kích về chiến công trên bầu trời Hà Nội năm 1972 qua giọng ca hào sảng của nhóm 135.
Ca khúc Phi đội ta xuất kích về chiến công trên bầu trời Hà Nội năm 1972 qua giọng ca hào sảng của nhóm 135.
Ca khúc Đất nước trọn niềm vui với phần thể hiện của ca sĩ Đào Mác.
Ca khúc Đất nước trọn niềm vui với phần thể hiện của ca sĩ Đào Mác.

Chương trình có sự tham gia của lực lượng văn nghệ sĩ hùng hậu của TPHCM: nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Trọng Phúc, NSƯT Ngọc Đợi, ca sĩ Thế Vĩ, Thanh Sử, Duyên Huyền, Đào Mác, Ngọc Luân, Thanh Nguyên, Cao Công Nghĩa, Thùy Trinh, Đăng Nguyên, Trung Hiếu, Phạm Đồng Diệu Ly, Đàm Thu Thủy, nhóm ca CLB Truyền thống Thành đoàn TPHCM, Liên đoàn Võ Cổ truyền TPHCM, nhóm Lạc Việt, nhóm Nhật Nguyệt, nhóm 135…

Tam Bình

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI