Truyền thông Ấn bị chỉ trích về việc đưa tin động đất Nepal

06/05/2015 - 20:25

PNO - PN – Truyền thông Ấn Độ bị chỉ trích đã đưa tin “sơ suất” về trận động đất ở nước láng giềng Nepal, đặc biệt các bản tin của truyền hình Ấn bị ném đá vì phô trương các nỗ lực cứu trợ nhân đạo của New Delhi.

edf40wrjww2tblPage:Content

Truyen thong An bi chi trich ve viec dua tin dong dat Nepal

Truyen thong An bi chi trich ve viec dua tin dong dat Nepal

Ấn Độ chuyển hàng cứu trợ đến giúp các nạn nhân trận động đất 7,8 độ Richter ở Nepal - Ảnh: AP, Independent

Chỉ vài giờ sau khi Nepal bị rung chuyển bởi trận động đất mạnh nhất trong hơn 80 năm, Ấn Độ là nước đầu tiên đã khởi động các hoạt động cứu hộ cho người dân nước láng giềng Nam Á của mình - quân đội, không quân và các đội cứu hộ của Ấn Độ được hoan nghênh vì phản ứng mau lẹ và hào hiệp. Tuy nhiên, một “đội quân” khác từ Ấn Độ - các phương tiện truyền thông - đã gây nên phản ứng trái chiều.

Hàng ngàn người sử dụng Internet ở Nepal đã lên truyền thông xã hội để chỉ trích các nhà báo Ấn Độ đưa tin tại hiện trường sau khi động đất xảy ra, một thảm họa đến nay đã giết chết hơn 7.300 người.

#GoHomeIndianMedia (Truyền thông Ấn hãy về nước) là thuật ngữ xu hướng hàng đầu trên Twitter ở Nepal trong ba ngày qua, với nhiều tin nhắn gắn nhãn “sơ suất”, “kẻ cả” của một số bản tin của Ấn Độ.

Một số cư dân mạng cáo buộc các chương trình tin tức truyền hình Ấn Độ, tùy tiện có mặt tại Nepal, đã biến việc đưa tin động đất thành một hành động “quan hệ công chúng” cho chính phủ Ấn Độ.

Các kênh tin tức địa phương (Ấn Độ) huênh hoang rằng họ là những người đầu tiên đến hiện trường trận động đất để đưa tin “độc quyền” cho người dân Ấn Độ và toàn thế giới.

Sunita Shakya, một người Nepal không cư trú trong nước, bày tỏ trạng thái tình cảm tương tự trong một thư ngỏ gửi đến truyền thông Ấn Độ. CNN iReport đăng thư ngỏ của bà, có đoạn như sau: “Phương tiện truyền thông và các nhân viên báo chí của các bạn hành động giống như đang quay phim gia đình nhiều tập, theo tôi, các bạn trước hết phải là con người, sau đó mới là người của truyền thông”.

Người Nepal cũng chỉ trích thái độ của một số phóng viên Ấn Độ tại hiện trường động đất ở Nepal, ví dụ một phóng viên chĩa micro vào mặt một người mẹ vừa mất người con trai và hỏi: “Bà cảm thấy thế nào?”

Tuy nhiên, nhà báo Ấn Độ Indrani Bagchi lập luận rằng thật không công bằng khi chỉ trích truyền thông Ấn chỉ bằng một nét bút như vậy, cô nói nếu không có truyền thông Ấn Độ, nhiều câu chuyện ở Nepal đã không được biết đến.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng ca ngợi truyền thông của nước này vì “đã dũng cảm đưa tin về thảm họa từ hiện trường”.

Truyền thông Ấn Độ, đặc biệt là tin tức truyền hình, có tai tiếng vì hay đưa tin giật gân, và đây có thể là lý do tại sao một số người Ấn Độ thông cảm với phản ứng từ bên kia biên giới.

THIỆN ĐẠO
(Theo CNN)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI