Tiền chung, tiền riêng

24/10/2013 - 07:55

PNO - PN - Trước ngày cưới, mẹ chồng thường làm như vô tình kể những mẩu chuyện “vung tay quá trán” của cha lúc sinh thời, với lời nhắn nhủ đã là vợ chồng thì tiền của có ít hay nhiều cũng phải “quy về một mối”. Có mẹ hậu...

edf40wrjww2tblPage:Content

Khi có con, mặt vợ càng méo hơn mỗi khi “phát” tiền cho chồng. Cả ngày đi dạy mệt phờ, về nhà lại lăn xả chăm con và đánh vật với bao việc không tên, vợ không để ý chồng ít nói hẳn. Những lần chồng khổ sở nêu lý do để nhận thêm tiền phát sinh, vợ không chạnh lòng mà còn bực bội ra mặt.

Vợ không biết mình sẽ làm cho chồng “ức chế” tới khi nào, nếu không có lần người em họ ở quê lên chơi. Cô em nhìn quanh nhà rồi vô tư nhận xét: “Mấy năm rồi mà đồ đạc vẫn vậy, không có gì thay đổi”. Vợ hơi ngại, vội liếc sang chồng: “Tiền đâu mua. Lương ba cọc ba đồng, không chết đói là may rồi. Sau này đám cưới, em phải “siết” tiền chồng cho chặt đó nhe! Với lại kiếm đám nào có chí tiến thủ một chút”. Nói xong vợ chột dạ, nhưng thấy chồng bình thản chơi đùa với con, vợ nghĩ chắc chồng không nghe. Chồng vốn thờ ơ mà! Rồi không kiềm được, vợ ấm ức tuôn ra: “Ông chồng xài nhiều một chút cũng được em ạ, miễn giỏi kiếm tiền”. Chồng buông chiếc xe hơi đồ chơi của con xuống đất đánh rầm, nhìn vợ mím chặt môi. May mà vừa lúc đó cô em chạy vào bếp nghe điện thoại nên không trông thấy. Vợ cuống cuồng biết mình lỡ lời, vì chưa bao giờ chồng nổi giận đến thế.

Tien chung, tien rieng

Tối đó sau khi con ngủ, hai vợ chồng đã có một cuộc nói chuyện thẳng thắn với nhau. Vợ chết lặng khi nghe chồng kể bao lần chồng nhịn ăn sáng để có tiền góp vào những cuộc hiếu hỷ bất ngờ để khỏi phải chịu sự cằn nhằn của vợ. Không ít lần chồng dẫn bộ về nhà vì thiếu tiền sửa xe... Vợ thì luôn than không đủ tiền chi phí trong ngoài nhưng tủ quần áo, giày dép của vợ tháng nào cũng có món mới. Chồng cảm thấy mình như “đứa con lớn” của vợ mỗi khi xòe tay nhận tiền.

Nghe tâm sự của chồng, ngẫm nghĩ suốt ba ngày, tham khảo nhiều ý kiến, cuối cùng vợ quyết định thay đổi. Vợ kê ra mỗi tháng chi phí gia đình là bao nhiêu, kế hoạch dành dụm thế nào và đề nghị khoản góp vào của mỗi người. Việc “ngoại giao” và phát sinh mua sắm vật dụng trong nhà thì cả hai chia đều. Phần còn dư, chồng... được quyền giữ riêng.

Một năm sau, cô em họ lên đưa thiệp hồng, trầm trồ khen dàn âm thanh mới cáu của ông anh. Mẹ vợ ghé thăm, ngạc nhiên trước sự chu đáo, lễ nghĩa khác trước rất nhiều của con rể. Vợ thì sinh nhật, lễ tết lại được chồng tặng quà chứ không phải... âm thầm đi mua như trước. Vui nhất là chồng đã cố gắng làm thêm để có tiền mua sắm phương tiện sinh hoạt trong nhà.

Mẹ chồng biết chuyện, cười xòa: “Riêng mà chung, chung mà riêng. Miễn sao hạnh phúc là được rồi”.

 THÁI AN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI