Phương tây dự cảm chiến tranh thế giới thứ 3...

10/02/2016 - 11:32

PNO - Nhìn vào tương quan các mối quan hệ quân sự, diễn biến ngoại giao gần đây có thể đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra Thế chiến thứ 3.

Bước sang tháng thứ 2 của năm 2016, báo chí phương Tây đồng loạt đưa ra các cảnh báo về nguy cơ xảy ra Thế chiến thứ 3. Các lợi ích về mâu thuẫn ngày càng trở nên căng thẳng, khốc liệt hơn nên dẫn đến việc tiềm ẩn nguy cơ xung đột khó lường.

Đáng nói hơn, nhìn vào tương quan các mối quan hệ quân sự, ngoại giao diễn biến dồn dập trong thời gian gần đây, có thể khẳng định cơ sở để đưa ra cảnh báo nói trên có tính thuyết phục rất cao.

Mới đây nhất, ngày 8/2, Tổng thống Vladimir Putin - Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Nga vừa ra lệnh cho hàng ngàn binh lính và hàng trăm chiến đấu cơ, dàn trận khắp khu vực tây nam của nước này cho một cuộc tập trận đột xuất quy mô lớn.

Phuong tay du cam chien tranh the gioi thu 3...
Các chiến đấu cơ của Nga.

Trong đợt tập trận này có tới 8.500 binh sĩ, 900 đơn vị vũ khí hạng nặng, 50 tàu và 200 máy bay chiến đấu, trực thăng sẽ tham gia vào cuộc tập trận thử thách khả năng sẵn sàng chiến đấu ở Quân khu Miền Nam.

Hoạt động này diễn ra sau khi quan hệ giữa Nga - NATO đang "căng như dây đàn". Moscow cũng vừa đưa ra lời cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc không được thổi phồng các mâu thuẫn ngoại giao, trong khi chính Nga lại tăng cường phòng thủ.

Hành động ráo riết tập trận không chỉ đơn phương từ phía Nga. Ngày 7/2, tờ The Wall Street Journal của Mỹ dẫn nguồn tin của các đại diện NATO và Hoa Kỳ cho biết, khối này chuẩn bị phê duyệt kế hoạch tăng cường hiện diện dọc sườn phía tây của nước Nga. Có khả năng các bộ trưởng quốc phòng NATO sẽ thông qua quyết định này tại cuộc họp vào tuần tới.

Tờ báo này cho biết, cuộc họp này mới chỉ quyết định những đường nét cơ bản của kế hoạch, còn cho tiết về tổng số quân và số lượng binh sĩ mà mỗi nước thành viên phải cung cấp sẽ được quyết định muộn hơn, trong các hội nghị vào cuối năm nay. Nhóm quân này sẽ tập trung ở Lithuania, Latvia, Estonia và Ba Lan.

Theo dữ liệu của Reuters, kế hoạch gia tăng lực lượng NATO ở châu Âu có quy mô lớn nhất kể từ thời "chiến tranh lạnh" cho đến nay. Mục đích tăng cường quân lực về phía Đông của liên minh được giải thích bởi sự lo ngại trước các hành động của Nga, đặc biệt, việc Nga sáp nhập Crimea.

Phuong tay du cam chien tranh the gioi thu 3...
Binh lính thuộc lực lượng NATO.

Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cho biết rằng, Mỹ sẽ tăng gấp 4 lần đầu tư quân sự vào châu Âu, từ 800 triệu lên đến 3,4 tỷ USD.

Cùng với NATO, mới đây, Anh và Ả Rập Saudi cũng tuyên bố việc sẽ triển khai bộ binh đến Trung Đông tiến hành tập trận, sẵn sàng ứng phó với những hành động tham chiến của Moscow.

Ankara cũng đã lên tiếng về khả năng tham chiến khi chiến tranh thế giới thứ 3 bùng nổ. Ngày 7/2, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bộc lộ thái độ tham chiến của nước này tại Syria: “Chúng tôi không muốn lặp lại sai lầm ở Syria như ở Iraq”.

Điều mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho là sai lầm trước đây là việc, Quốc hội đã từ chối đề nghị cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Iraq hồi năm 2003. Có nghĩa là, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ để tấn công Syria, coi như tháo then chốt cuối cùng ngăn chặn khả năng xảy ra đại chiến sự mà nhiều nước nỗ lực ngăn chặn.

Phuong tay du cam chien tranh the gioi thu 3...
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói về khả năng tham chiến tại Syria.

Ông Recep Tayyip Erdogan tỏ ra cực đoan: “Khi cần thiết, anh sẽ làm điều anh cần. Hiện tại, lực lượng an ninh của chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống”.

Hậu “loạn chiến” tại Syria, biết đâu có thể là đại chiến toàn diện giữa người Hồi giáo Sunni với Shiite, giữa thế giới phương Đông với phương Tây, giữa khủng bố với phương Tây, mà đằng sau đó là giữa đồng minh Mỹ và NATO với đồng minh Nga và Trung Quốc…

Trong khi đó, trước sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao các nước cũng khiến nền kinh tế toàn cầu năm 2015 bị kìm hãm nặng nề. Mặc dù có tiến triển chậm và đã xuất hiện một số tín hiệu lạc quan nhưng có thể thấy, sau hơn 7 năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như trước đó.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI