Những người thợ lặn bất chấp tính mạng để tìm kiếm kho báu dưới lòng sông

17/07/2025 - 11:46

PNO - Những người thợ lặn Ấn Độ đã chấp nhận mạo hiểm sức khỏe và tính mạng để tìm kiếm kho báu ẩn giấu bên dưới những con sông ô nhiễm.

Một cặp thợ lặn hàng ngày lặn xuống vùng nước đục ngầu của sông Yamuna để tìm kiếm các bức tượng mà các tín đồ để lại trong các lễ hội, đồ trang sức và kim loại công nghiệp cũng như nhiệm vụ thu hồi xác chết trong khi hỗ trợ cảnh sát - chỉ dựa vào kinh nghiệm nhiều năm và không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào.
2 người thợ lặn hàng ngày lặn xuống vùng nước đục ngầu của sông Yamuna để tìm kiếm các bức tượng mà các tín đồ để lại trong các lễ hội, đồ trang sức và kim loại, cũng như thu hồi xác chết trong khi hỗ trợ cảnh sát. Họ chỉ dựa vào kinh nghiệm nhiều năm và không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào.

Khi bình minh vừa ló dạng, ông Ramu Gupta - một nhân viên dọn dẹp nhà vệ sinh - bắt đầu đeo một chiếc túi màu xanh lên vai và đi đến sông Yamuna ở thủ đô Ấn Độ để tìm kiếm tài sản.

Người đàn ông 67 tuổi này là một trong hàng trăm thợ lặn, ngày ngày lặn sâu dưới đáy sông để săn tiền xu, đồ trang sức, chai lọ vứt bỏ, các mảnh kim loại, cũng như những miếng gỗ quý có thể được bán trong thị trường phế liệu bùng nổ của Delhi.

"Tôi kiếm được khoảng 5.000 rupee Ấn Độ (gần 60 USD) trong một tháng từ việc này" - ông Gupta nói. Ông kể, bản thân phải làm việc cật lực để kiếm thêm thu nhập cho 2 đứa cháu của mình.

Người theo đạo Hindu coi các con sông là linh thiêng, và những người hành hương sẽ ném các lễ vật, tiền xu, dừa và hoa, xuống nước cho "nữ thần sông" - nhân vật được tôn kính vì đã duy trì sự sống bằng cách cung cấp nước để uống và tưới tiêu.

Không có bất kỳ thiết bị thở nào, họ phải dựa vào sức mạnh của phổi, cũng không có bộ đồ lặn bảo hộ để ngăn nước thải và chất thải tràn vào. Nhiều năm kinh nghiệm đôi khi giúp họ tiếp xúc với cảnh sát, những người được họ thuê để tìm kiếm và trục vớt thi thể trên sông Yamuna. (Ảnh Raj K Raj / HT)
Không có bất kỳ thiết bị thở nào, các thợ lặn nơi này phải dựa vào sức mạnh của phổi và kinh nghiệm bản thân. Họ cũng không có bộ đồ lặn bảo hộ để ngăn nước thải và chất thải tràn vào mũi, miệng. Vì thế mà họ gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe.

Họ coi sông Yamuna, bắt nguồn từ dãy Himalaya, là một trong những nơi thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Con sông này là nơi hỏa táng người chết, người thân sẽ ném tài sản quý giá nhất của người vừa mất, bao gồm cả đồ trang sức, xuống nước cùng với tro cốt của họ.

Ông Gupta và các thợ lặn khác bơi dưới vùng nước ô nhiễm, thường mạo hiểm sức khỏe của mình để tìm kiếm những vật dụng này, rồi đem đi bán để kiếm thêm thu nhập.

"Tôi đến con sông này mỗi ngày. Đó là công việc, cũng là một thói quen trong suốt 35 năm qua" - ông Gupta nói.

Những đồng tiền xu mà hai người này thu được từ các lần lặn được giữ lại làm thu nhập hàng ngày, trong khi các đồ vật khác như đồ trang sức bằng vàng và bạc hoặc kim loại công nghiệp được bán lại cho các đại lý phế liệu sau khi đánh bóng nhanh. (Raj K Raj / HT Photo)
Những đồng tiền xu mà người thợ lặn thu được. Có người sẽ bán để kiếm thu nhập, có người giữ lại trang sức bằng vàng, bạc hoặc đồ cổ để sưu tập.

Anh Arvind Kumar, 29 tuổi, cũng đã dầm mình mỗi ngày trên sông này trong gần 12 năm qua. Anh kiếm được trung bình 600 rupee mỗi ngày, thấp hơn mức lương tối thiểu hàng ngày của chính phủ là 710 rupee cho một công nhân phổ thông. Anh nói: "Không có thu nhập cố định từ loại công việc này".

Hầu hết các thợ lặn đều tìm thấy tiền xu, chai nhựa. Thỉnh thoảng họ phát hiện một số mảnh vàng, nhẫn hoặc dây chuyền. Đôi khi, họ cũng tìm thấy thi thể, báo cảnh sát rồi phụ giúp mang lên bờ. Ngoài ra, nếu nhìn thấy những người bị dòng chảy cuốn đi, họ có thể cố gắng để giải cứu. "Điều này khiến các thợ lặn chúng tôi hạnh phúc hơn người được giải cứu" - ông Gupta nói.

Rajbir và người thầy Banarsi Lal luôn tìm kiếm bất kỳ vật phẩm có giá trị nào trong những lần lặn hàng ngày xuống sông Yamuna. Những gì họ tìm thấy có thể là tiền xu và mảnh kim loại trôi dạt xuôi dòng, hoặc thậm chí là tượng thần bị chìm trong các lễ hội khác nhau, được vớt lên và đôi khi được bán lại. Họ chia nhau số của cải kiếm được mỗi ngày.
Những gì người thợ lặn tìm thấy có thể là tiền xu và mảnh kim loại trôi xuôi dòng, hoặc thậm chí là tượng thần trong các lễ hội.

Thảo Nguyễn (theo Hindustantimes)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI