Một cuộc hôn nhân căng thẳng sẽ gây hại cho trái tim cao hơn 50%

01/11/2022 - 13:00

PNO - Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy các cặp vợ chồng không hạnh phúc có nguy cơ phải nhập viện sau cơn đau tim cao hơn 50%.

 

Những cặp vợ chồng không hạnh phúc trong mối quan hệ của họ có một nửa (50%) khả năng phải nhập viện sau cơn đau tim (ảnh tệp)
Những cặp vợ chồng không hạnh phúc trong mối quan hệ của họ có một nửa (50%) khả năng phải nhập viện sau cơn đau tim 

Theo nghiên cứu từ Đại học Yale (Mỹ), những cặp vợ chồng không hạnh phúc cũng có nguy cơ bị đau ngực cao hơn 67% so với những người ít hoặc không có căng thẳng trong hôn nhân của họ.

Các nhà khoa học cho biết, trước đây đã có các nghiên cứu liên kết giữa với sức khỏe tổng thể và hạnh phúc gia đình. Nhưng các nhà khoa học tại Đại học Yale muốn kiểm tra xem một mối quan hệ lâu dài có thể giúp đỡ hay làm nguy hại hơn sau cơn đau tim hay không.

Họ đã xem xét hồ sơ của hơn 1.500 người trưởng thành tham gia, với độ tuổi trung bình là 47 tuổi.

Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi về các chủ đề bao gồm chất lượng của mối quan hệ tình cảm và tình dục. Thước đo sẽ được đánh giá từ ba cấp độ: Không có hoặc ít căng thẳng; cuộc hôn có sự căng thẳng trung bình, vừa phải hoặc cuộc hôn nhân căng thẳng nặng nề.

Sau đó, các nhà khoa học sử dụng thang điểm để đánh giá sức khỏe thể chất, điểm số cơn đau, sức khỏe tinh thần cũng như dữ liệu từ bệnh viện để theo dõi bất kỳ đánh giá nào.

Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Khoa học 2022 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 4/10 phụ nữ và 3/10 nam giới bị căng thẳng nghiêm trọng trong hôn nhân.

Những người tham gia bị căng thẳng nghiêm trọng đạt điểm sức khỏe rất thấp. Nó chỉ có hơn 1,6 điểm về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần thì thấp hơn 2,6 điểm, trên tổng số 12 điểm.

Những người bị căng thẳng nhất cho biết chất lượng cuộc sống của họ rất thấp, đặc biệt là tim.

Họ có khả năng bị đau ngực cao hơn 67% so với những người bị căng thẳng nhẹ hoặc không có căng thẳng trong hôn nhân và 50% có khả năng phải nhập viện với bất kỳ nguyên nhân nào.

Tác giả chính Cenjing Zhu, từ Trường Y tế Công cộng Yale cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy cuộc sống cá nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi của con người. “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng căng thẳng trải qua trong cuộc sống hàng ngày của một người, chẳng hạn như căng thẳng trong hôn nhân, có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi sau cơn đau tim", bà nói.

Nữ tiến sĩ nói thêm: "Các nỗ lực trong tương lai nên xem xét sàng lọc những bệnh nhân căng thẳng hàng ngày trong các cuộc hẹn tái khám để giúp xác định rõ hơn những người có nguy cơ cao mắc bệnh nhằm khắc phục phục hồi thể chất / tinh thần hoặc nhập viện bổ sung. Bởi một mô hình chăm sóc toàn diện được xây dựng dựa trên cả yếu tố lâm sàng và khía cạnh tâm lý xã hội có thể hữu ích, đặc biệt là đối với những người sau cơn đau tim".

Hiện mỗi năm tại Anh có tới 100.000 ca nhập viện mỗi năm do các cơn đau tim, tương đương với 5 phút lại có một ca nhập viện. Trong khi đó, hàng năm có tới 800.000 người ở Hoa Kỳ bị đau tim.

Thảo Nguyễn (theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI