Lê Bình Giang: Tiếng nói dị biệt, độc đáo

27/10/2018 - 06:00

PNO - 10 phút sau khi ‘Kfc’ chiếu, vài người bật dậy khỏi ghế. Đến lúc đèn bật sáng, phòng chiếu phim chỉ còn lại một nửa. Một thoáng im lặng. Những tiếng xì xầm, bàn tán. Và những tiếng vỗ tay vang lên.

Phim độc lập: Tiếng nói của thế hệ mới 

Trong dòng chảy ngầm của phim độc lập, một thế hệ mới đã và đang trưởng thành. Họ là những đạo diễn trẻ bước ra từ liên hoan phim ngắn Yxineff, đến với Gặp gỡ mùa thu - khóa học phi lợi nhuận dành cho các nhà làm phim độc lập do đạo diễn Phan Đăng Di tổ chức. Họ có những tác phẩm, có thể là phim ngắn, có thể là phim dài góp mặt tại các liên hoan phim quốc tế uy tín. Họ không ai khác, là tương lai của điện ảnh Việt.

Bài 1Phim độc lập- Dòng chảy ngầm cô đơn

Có lẽ, Lê Bình Giang đã quen với không khí đó. Cậu không ngạc nhiên khi khán giả rời rạp nhưng hạnh phúc thì lần nào cũng dâng tràn trong lòng.

Như nhiều đứa trẻ sinh ra trong thập niên 90, Lê Bình Giang tiếp xúc với phim ảnh từ sớm qua những bộ phim hình sự, cảnh sát Hong Kong. Bộ phim đầu tiên cậu ra rạp xem là Nụ hôn thần chết. “Cảm giác xem phim rạp rất khác khi xem qua màn hình máy tính. Lúc đó, tôi nghĩ mình phải làm phim chiếu rạp mới được” - lời của Giang.

Le Binh Giang: Tieng noi di biet, doc dao
Lê Bình Giang tại khóa học Gặp gỡ mùa thu. Phía xa là đạo diễn Trần Anh Hùng.

Là học sinh trường chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa, việc lựa chọn thi vào các trường điểm danh tiếng như Bách khoa, Kinh tế là luật bất thành văn. Giang là học sinh đầu tiên thi vào trường điện ảnh. Biết không thể thuyết phục được con, đứa trò nhỏ cứng đầu, liều lĩnh, bố mẹ và thầy cô chọn cách tin nó. Bởi trước đó, Giang từng một mình đảm nhận ba vai trò, vừa đạo diễn, vừa quay phim, dựng phim, bám sát các vấn nạn học đường từ việc học sinh đánh nhau, đua xe, cờ bạc,… cho đến sử dụng chất kích thích cho bộ phim tài liệu ngắn đầu tay có tên Những vết đen trên màu áo trắng mặc dù thầy cô ra sức ngăn cản.

Có lẽ, chính thời điểm ấy đã giúp Giang thấu hiểu được sự cô đơn của một người dám theo đuổi những thứ khác biệt. Càng khó, càng kích thích trí tò mò, thích khám phá của cậu.

Những vết đen trên màu áo trắng được chọn ra Hà Nội để thi vòng tiếp theo. Hay thì có nhưng liệu phim có phản ánh không tốt về giáo dục không? Ban giám khảo cân nhắc và quyết định giữ lại. Người thầy đưa phim ra dự thi đã kiên quyết bảo vệ phim của đứa học trò dũng cảm. Phim được gởi đến Nhật và mang về giải nhất. Giai đoạn sau này, Lê Bình Giang còn làm thêm một số phim ngắn khác như Lỗ thủng (2011), Nhật ký trong chuồng (2015),… và liên tục viết kịch bản.

'Kfc' và hành trình 6 năm

Kfc, khi mới nghe tên, gợi nhớ ngay đến thương hiệu một hãng thức ăn nhanh. Nhưng, đó không phải là một cuốn phim quảng cáo như người ta lầm tưởng. dữ dội, từ âm thanh chan chát, tiếng nhạc cho đến những cảnh máu me, những tiếng la hét đầy ám ảnh,… Ngay cả những cảnh bình yên, đời thường cũng tiềm ẩn nguy cơ chết chóc. Nó có thể khiến người xem nôn mửa, bỏ chạy khỏi rạp, ám ảnh đến tận vài tháng sau, song cũng có thể khiến họ rụng rời, dính chặt vào ghế vì sợ hãi hoặc thích thú khi khám phá được câu chuyện phía sau màn ảnh.

Le Binh Giang: Tieng noi di biet, doc dao
Giang bị nhiều bạn bè và người trong nghề can ngăn khi có ý định biến Kfc thành phim.

Trong thời đại công nghiệp, mọi thứ đều lao về phía trước với tốc độ tăng dần đều. Con người buộc phải sống nhanh, đi nhanh, ăn nhanh,… nếu không muốn bị guồng quay đó nghiền nát. “Nhìn ở khía cạnh biểu tượng hoặc tâm lý, con người đang tìm cách ‘ăn thịt’ lẫn nhau đấy thôi. Tôi sợ rằng với tốc độ này, một lúc nào đấy, trái đất sẽ không còn gì để ăn” - Lê Bình Giang nói về ý tưởng của bộ phim.

6 năm không rõ là dài hay ngắn với hành trình một bộ phim độc lập. Có diễn viên không kịp đợi thành hình, có diễn viên rẽ sang một lối khác, yên bình hơn, có người quay về cuộc sống thường ngày. Song tất cả vẫn là bạn của Giang, vẫn dành cho cậu sự tin tưởng, thương mến.

“Đây là lần thứ 3 tôi xem Kfc của Giang. Từng thử sức ở vị trí đạo diễn, mỗi lần xem , tôi đều cảm phục bạn. Những gì khó nhất của cảnh, Giang đều muốn trải nghiệm và làm hiệu quả đến nơi đến chốn. Cảnh quay đêm tối, cảnh mưa, chỉ đạo diễn xuất, dàn dựng âm thanh, tiếng động,… tất cả những gì khó nhất, thử thách nhất với một đạo diễn đều có trong phim này và được Giang chinh phục” - diễn viên, đạo diễn Hồng Ánh chia sẻ sau buổi chiếu nhỏ của do chính Lê Bình Giang tổ chức. Mọi khâu từ poster, làm vé mời, thuê rạp,… đều tự tay Giang thực hiện.

Cũng chính bằng cách này, Giang đã đưa đứa con tinh thần đầu tiên của cậu chu du qua gần 25 liên hoan phim quốc tế, bán ở các chợ phim và thu hồi số vốn lên đến 1 tỷ đồng. Tháng 7 năm nay, cũng được một đơn vị tại Đức mua bản quyền, phát hành ở dạng DVD. Giang dành cho đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp - người đã tiếp sức cho dự án của cậu lời tri ân thân thiết mà sâu sắc: “Tại thời điểm gặp chị Điệp, tôi không còn nguồn nào để xin tài trợ nữa. Nếu không có chị Điệp, phim sẽ không thể hoàn thành”.

Le Binh Giang: Tieng noi di biet, doc dao
Chu du 25 nước, Kfc hiện đã thu hồi được vốn nhờ liên hoan phim, các chợ phim độc lập, những buổi chiếu tự tổ chức.

Đạo diễn Hồng Ánh chia sẻ, là phim tốt nghiệp của Giang nhưng vì chọn đề tài quá dị biệt, cho nên đến lúc này, Giang vẫn… chưa tốt nghiệp. Giang nói: “Hồi đưa kịch bản này ra, đa số thầy cô, bạn bè và những anh chị trong nghề đều khuyên tôi đừng làm phim này. Không được đâu! Nhưng bằng sự kết nối nào đó, các diễn viên và nhà tài trợ đã tin tưởng và đồng hành cùng tôi, dù có thể lúc nói chuyện, họ không hình dung được phim sẽ ra sao. Đó là điều hạnh phúc nhất khi làm phim”.

“Thiện hay Ác đều có sứ mệnh của nó”

* Phóng viên: Điều gì khiến bạn kiên trì và chọn theo đuổi một đề tài khó như vậy?

- Đạo diễn Lê Bình Giang: Tôi viết kịch bản Kfc khi còn là sinh viên năm nhất. Lúc đó, tôi đã nghĩ mình sẽ không bao giờ làm được phim này vì tiền đâu mà làm. Cho nên, tôi quyết định lấy một phần nhỏ ra làm bài thi tốt nghiệp. Sau đó, tôi tham gia một khóa học tại chương trình Gặp gỡ mùa thu do đạo diễn Phan Đăng Di tổ chức. 6 buổi học do đạo diễn Trần Anh Hùng đứng lớp đã thay đổi tôi rất nhiều, từ tư duy điện ảnh đến tinh thần làm phim. Nó cho tôi cảm giác như mình vừa học xong điện ảnh 6 năm vậy. Kết thúc khóa học, tôi nghĩ nhất định mình phải làm phim này. Tôi bắt đầu xin tài trợ cho phim ở những chỗ lớn hơn, cố gắng làm chuyên nghiệp hơn.

Le Binh Giang: Tieng noi di biet, doc dao
"Trong phim ảnh, với tôi không có gì tốt hoặc xấu" - đạo diễn Lê Bình Giang.

Thật ra, tôi không bị từ chối mà là xin tài trợ không đúng cách. Thời điểm ấy, tôi chỉ xin tài trợ theo từng cá nhân. Thế nhưng, lượng người thân quen có giới hạn so với số tiền mình cần, thành ra phải mất rất nhiều công sức và thời gian. Lẽ ra, và đúng hướng thì tôi nên giới thiệu dự án đến những quỹ dành riêng cho điện ảnh nhưng thời điểm đó, tôi không có khái niệm gì về quỹ điện ảnh. Không ai chỉ cho chúng tôi cái đó, trường học cũng không dạy. Mãi đến khi phim gần xong, nhờ tham gia các workshop ở nước ngoài, tôi mới biết được các quỹ làm phim độc lập cách giới thiệu dự án đến đó.

* Ở bộ phim dài đầu tay, tại sao bạn lại chọn một đề tài vừa dị vừa khó đến với khán giả như vậy, trong khi đầu ra của phim độc lập vốn dĩ không hề dễ dàng?

- Một dạo, tôi ăn thức ăn nhanh rất nhiều, có ngày đến 7 lần. Lúc đó, trong người tôi mệt kinh khủng. Tôi nghĩ trong thức ăn nhanh có gì đó nữa chứ không chỉ riêng thịt gà. Một lần khác, tôi dự đám tang người chú, đến giai đoạn thiêu xác, quan tài phải đi qua một cái tường. Tôi tự hỏi trong khoảng thời gian ấy, liệu có ai tráo quan tài đi không? Rất nhiều thứ như vậy, và tôi chỉ có nhiệm vụ thả bay trí tưởng tượng của mình để nói điều mình quan tâm.

Tôi là người thường đặt ra những câu hỏi đi ngược lại sự bình thường trong xã hội. Từ sách vở đến phim ảnh, tôi thấy cái Thiện luôn chiến thắng cái Ác. Tôi tự hỏi, tại sao lại như vậy trong khi mỗi cái đều có sứ mệnh riêng nó. Cái Ác sinh ra để con người sợ nó, tránh nó. Nếu không có cái Ác, người ta làm thế nào để thấy được cái Thiện? Vậy thì tại sao luôn nhìn cái Ác bằng con mắt xấu xí? Trong phim ảnh, với tôi không có gì tốt hoặc xấu. Điều người làm phim cần là bày ra đó sự vật, hiện tượng, những điều mình đang quan tâm. Cố gắng chân thực và đi đến tận cùng chủ đề mà mình đề cập. Phần còn lại, thuộc về khán giả.

Phim ngắn Lỗ thủng:

 

* Đã có lúc nào bạn muốn thay đổi nội dung phim, làm cho nó trở nên phù hợp với yêu cầu để dễ được tài trợ?

- Những thứ mới mẻ luôn có hấp lực với tôi. Tôi đang có 4, 5 kịch bản với chủ đề, phong cách, màu sắc khác nhau mà nếu xem, có lẽ mọi người sẽ ngạc nhiên, thậm chí nghĩ là của hai đạo diễn khác nhau, vì nó không ăn nhập gì với . Còn nó có thành phim hay không thì còn tùy vào sự may mắn và đồng cảm của nhà đầu tư.

Tôi luôn ấp ủ việc làm phim và vẫn viết kịch bản mỗi ngày. Tôi có thể làm phim không biết mệt mỏi, làm cho đến lúc mình chết đi. Nhưng, điện ảnh độc lập trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang đi xuống nặng nề. Riêng ở Việt Nam, đạo diễn độc lập rất cô đơn. Độc lập mang hơi hướm nhẹ nhàng như của Cao Thúy Nhi thì còn có thể tìm được người hỗ trợ, còn theo kiểu art-house như tôi thì càng cô đơn. Bởi nó không bán được tiền, cũng như rất khó khăn trong việc tìm nhà sản xuất, nhà đầu tư cùng đồng hành đến những quỹ điện ảnh nước ngoài. Tôi vẫn đang đi tìm những người như vậy. Tương tự bóng đá, điện ảnh là trò chơi cần có đồng đội.

* Sau Kfc, dự án sắp tới của bạn sẽ mang màu sắc thế nào? Làm thế nào để luôn giữ được sự mới mẻ?

“Khi tiến hành bất cứ điều gì cũng sẽ có người cản trở và ủng hộ mình. Do vậy, đừng bi quan quá vì đó không phải là số đông. Hãy biến tất cả thành động lực để hoàn thành công việc đang ấp ủ” -

- Không được thỏa mãn với những điều đã làm và thực sự đam mê việc làm phim. Tôi nghĩ, người làm phim nên dừng lại sau khi phim ra rạp vì lúc này, bộ phim thuộc về khán giả. Do đó, hãy “sân khấu” lại cho nhà sản xuất, nhà phát hành thay vì đắm chìm trong đó. Phải thành thật với bản thân mình. Vì sao mình làm phim này? Vì mình hạnh phúc với việc làm phim đó chứ không phải để nổi tiếng, giàu có hay đạt được mục đích cá nhân nào đó.

Phải thay đổi trong cách suy nghĩ, luôn tự cập nhật kiến thức, nâng cao tư duy vì điện ảnh luôn đòi hỏi sự mới mẻ, những cái cũ kỹ dần sẽ bị bỏ đi. Phải luôn nghĩ cách làm phim mới, tìm ra ngôn ngữ điện ảnh mới. Nếu nhà làm phim độc lập không làm cái mới, ai sẽ làm đây?

* Cảm ơn Giang vì cuộc trò chuyện này.

Hoàng Linh Lan (thực hiện)

Ảnh: NVCC

Bài 3: Trần Dũng Thanh Huy: “Rất nhiều người nghĩ tôi không làm được phim”

Huy và Giang cùng tuổi và là bạn học cùng khóa đạo diễn. Cả hai đều dành cho đạo diễn Trần Anh Hùng, người thầy của mình, sự ngưỡng mộ và kính trọng vô cùng; cũng như dành cho nhau sự yêu mến, thân thiết. Tuy nhiên, phong cách làm phim thì hoàn toàn khác biệt. Nếu như phim của Giang hướng đến sự suy trở bên trong mỗi người bằng ngôn ngữ dị biệt, thì Huy hướng đến sự gần gũi trong đời sống hằng ngày dù cách chọn lựa của cậu cũng chông gai không kém.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI