Hàng loạt sản phẩm sữa cho trẻ bị xử phạt

05/07/2017 - 17:31

PNO - Nhiều nhãn hàng sữa tên tuổi cũng bị vi phạm như: Abbott, Total Comfort, Nutifood, Humana…

Ngày 5/7, Thanh tra Bộ Y tế công khai hàng loạt cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ tại TPHCM bị sai phạm.

Trong số 18 cơ sở được thanh tra, có 13 cơ sở đang sản xuất kinh doanh, 3 cơ sở mới công bố sản phẩm nhưng chưa sản xuất kinh doanh, 1 cơ sở không sản xuất kinh doanh trong thời gian thanh tra, và 1 cơ sở đoàn thanh tra không tìm thấy địa chỉ đăng ký.

Hang loat san pham sua cho tre bi xu phat
 

Tại buổi công bố, ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh thanh tra Bộ Y tế đã nhắc nhở Văn phòng đại diện Abbott và các nhà phân phối sản phẩm của Abbott tại Việt Nam.

Dù Abbott có nhãn công bố phù hợp với Cục An toàn thực phẩm nhưng nhãn của một số sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ của hãng này lại có hình ảnh bình, cùng nội dung hướng dẫn bình cho trẻ bú, có thể gây hiểu nhầm khuyến khích cho trẻ bú bình, mà bỏ bú mẹ.

Hang loat san pham sua cho tre bi xu phat
 

Hay sữa của dòng Total Comfort có chữ “công thức dinh dưỡng không chứa không chứa dầu cọ đã được chứng minh giúp tăng cường hấp thu canxi và giúp phân mềm hơn gần giống với phân của trẻ bú mẹ hơn” cũng có thể gây hiểu lầm chất lượng sản phẩm với sữa mẹ. Hai lỗi trên vi phạm về nhãn sản phẩm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Thanh tra Bộ Y tế đã yêu cầu Văn phòng đại diện của Abbott tại Việt Nam rà soát lại những vi phạm này. Và chính Abbott đã thừa nhận nội dung trên gây hiểu lầm và có kế hoạch chỉnh sửa.

Còn Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương tại phòng lưu mẫu chưa có đủ giá kệ để bảo quản mẫu lưu, việc ghi chép lưu mẫu có ca còn chưa ghi giờ lưu mẫu, chuyển mẫu…

Hang loat san pham sua cho tre bi xu phat
 

Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Dương cũng vi phạm về nhãn mác về sản phẩm gần giống sữa mẹ, đã dừng việc in nhãn để chỉnh sửa.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực kiểm nghiệm sản phẩm, bị phát ở mức 25 triệu đồng/trường hợp, như Công ty Tân Úc Việt, Công ty Châu Đại Dương, Công ty Nhựa Cầu Vồng vi phạm trong kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm phẩm; Công ty sản xuất thương mại xây dựng Đại Nam bảo quản nguyên liệu tồn trong quá trình sản xuất chưa đúng quy định (không có nhãn, không ghi tên đáp ứng yêu cầu  của nhà sản xuất).

Hay Công ty TNHH Humana Việt Nam có hình ảnh sản phẩm dinh dưỡng Humana 1-2 dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi và từ 6 – 12 tháng tuổi thuộc diện cấm quảng cáo. Sản phẩm cũng không thực hiện kiểm tra định kỳ hàng năm.

Hang loat san pham sua cho tre bi xu phat
 

Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Lê Mây có thực hiện kiểm nghiệm định kỳ nhưng trên phiếu kiểm nghiệm không ghi số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng… đang phải chính sửa, bổ sung.

Dịp này, Thanh tra Bộ Y tế cũng đã công bố quyết định thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao quản, vận chuyển, xuất – nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm sản phẩm khác của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ Y tế tại Hà Nội và TPHCM.

Theo đó, đoàn sẽ phát hiện các sơ sở, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật có liên quan đến các hoạt động của công ty kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng đa cấp. Thời gian thanh tra kéo dài 45 ngày, từ 5/7 – 2/8/2017.

                                                                              Lê Thành

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI