Đông Nam Á đối mặt với "những tuần quan trọng" trong cuộc chiến COVID-19

20/08/2021 - 06:00

PNO - Trong những tuần gần đây, khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến ​​số ca tử vong vì coronavirus nhiều gấp đôi so với Bắc Mỹ.

Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế ((IFRC) cho biết các quốc gia Đông Nam Á đang chứng kiến đợt bùng phát lớn nhất từ đầu mùa dịch và rất cần được giúp đỡ khẩn cấp nhiều hơn nữa từ quốc tế trong việc đảm bảo nguồn cung vắc xin COVID-19. Hiện Đông Nam Á đang vật lộn để ngăn chặn số người nhiễm mới và tử vong do virus gây ra với tỷ lệ cao nhất thế giới.

Trong tuyên bố này IFRC lưu ý rằng khu vực Đông Nam Á đã có 38.522 trường hợp tử vong do COVID-19 trong hai tuần qua - con số này "gần gấp đôi so với Bắc Mỹ".

Nhân viên mai táng Indonesia chôn cất những nạn nhânc hết vì COVID-19
Nhân viên mai táng Indonesia chôn cất những nạn nhân chết vì COVID-19

Trong phần lớn thời gian của năm 2020, Đông Nam Á - đặc biệt là các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar - nhận được sự khen ngợi trên toàn cầu vì đã ngăn chặn thành công dịch bệnh. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, biến thể Delta rất dễ lây lan đã gây ra các đợt bùng phát kỷ lục ở hầu hết các nước trong khu vực, đẩy các hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn mong manh đến bờ vực trong khi đó việc triển khai tiêm chủng diễn ra chậm chạp.

Alexander Matheou, Giám đốc khu vực châu Á -Thái Bình Dương của IFRC tuyên bố: “Sự gia tăng COVID-19 gây ra một thiệt hại bi thảm cho các gia đình trên khắp Đông Nam Á và còn lâu mới kết thúc. Chúng tôi lo sợ rằng khi virus lây lan từ các thành phố đến vùng nông thôn rồi lan ra khắp nơi làm nhiều người nữa sẽ mất mạng nữa. Trong đó phần lớn sẽ là những người không được tiêm chủng".

Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Philippines, đều đang trong giai đoạn bùng phát kỷ lục của COVID-19. Hôm 18/8, Malaysia báo cáo ghi nhận 22.242 trường hợp mắc mới, trong khi Thái Lan công bố 312 trường hợp tử vong, ngày thứ hai liên tiếp đạt kỷ lục không mong muốn.

Mặc dù Indonesia được xem là đã vượt qua đỉnh của dịch bệnh COVID-19 nhưng nước này vẫn ghi nhận hơn 20.000 ca nhiễm mỗi ngày. Indonesia cũng ghi nhận nhiều người chết cao nhất thế giới trong ngày 18/8 với 1.128 trường hợp.

Trong khi đó, tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng ở Myanmar vô cùng hỗn loạn kkhiến các chuyên gia Liên Hợp Quốc kêu gọi sự can thiệp nhân đạo khẩn cấp để ngăn chặn những ca nhiễm bùng phát thêm.

Người dân Malaysia đang chờ đợi tiêm vắc xin COVID-19
Người dân Malaysia đang chờ đợi tiêm vắc xin COVID-19

Trong khi một số quốc gia phương Tây giàu có đã tiêm chủng đầy đủ cho 60% dân số của họ thậm chí đang khiển trang tiêm mũi vắc xin thứ 3 tăng cường thì nhiều quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất lại tụt hậu trong việc triển khai tiêm chủng. Một số nước Đông Nam Á đã làm tốt việc tiêm chủng và đang có số ca nhiễm thấp như Singapore đã tiêm phòng đầy đủ cho 71% dân số, tiếp theo là Campuchia (45%) và Malaysia (35%). Trong khi Indonesia và Philippines, hai quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, mới chỉ tiêm chủng đầy đủ lần lượt 11% và 12% dân số của họ.

Khi nói về việc đánh giá những tuần tới sẽ là rất “quan trọng” ở khu vực Đông Nam Á, ông Matheou kêu gọi “các nước giàu hơn cần nỗ lực lớn hơn nhiều nữa để khẩn trương chia sẻ hàng triệu liều vắc xin dư thừa cho các nước ở đây. "Chúng tôi cũng cần các công ty sản xuất vắc xin chia sẻ công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất', ông nói thêm.

IFRC cho biết, để vượt qua đại dịch COVID-19, các nước Đông Nam Á cần tiêm chủng hàng loạt để đạt tỷ lệ 70-80% dân số. Nhưng với tình hình hiện tại và việc thiếu vắc xin trầm trọng thì cuộc chiến với COVID-19 của khu vực có thể sẽ kéo dài đến năm 2022.

Trọng Trí (theo AFP, Strait Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI