Các quốc gia giàu nhất đồng ý chấm dứt hỗ trợ sản xuất than ở nước ngoài

22/05/2021 - 14:41

PNO - Các quốc gia giàu nhất thế giới đã đồng ý chấm dứt hỗ trợ tài chính cho phát triển khai thác than ở nước ngoài, trong một bước tiến quan trọng nhằm loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.

Sau gần hai ngày tranh cãi của các bộ trưởng năng lượng và môi trường G7, do Anh chủ trì vào ngày 20-21/5, tất cả các thành viên tham gia đã tái khẳng định cam kết hạn chế giảm nhiệt độ toàn cầu xuống 1,5 độ C, đồng thời hứa loại bỏ than đá và khử cacbon hoàn toàn vào năm 2030.

Nhật Bản, một trong những quốc gia mạnh nhất thế giới về điện than, cùng với Trung Quốc, đã đồng ý ngừng hỗ trợ xây dựng, vào giai đoạn cuối cùng cuộc họp trực tuyến. Chính phủ Nhật Bản nêu quan ngại rằng nếu họ ngừng tài trợ, Trung Quốc sẽ tham gia và xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài kém hiệu quả hơn so với thiết kế của Nhật Bản.

Khai thác và sử dụng than là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm hàng đầu thế giới
Khai thác và sử dụng than là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm hàng đầu thế giới

Các thành viên G7 khác đều thống nhất kêu gọi chấm dứt tài trợ điện than. Các nước giàu tạo nên G7, cùng với các nền kinh tế lớn khác ngoài G7 như Trung Quốc và Hàn Quốc, trước đây đã đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho phát triển nhiên liệu hóa thạch ở các nước nghèo hơn.

Đặc biệt, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc liên tục đề nghị hỗ trợ xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở các nước đang phát triển thiếu tiền.

Tuy nhiên, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết vào đầu tuần này rằng tất cả các dự án mới nhằm khai thác nhiên liệu hóa thạch phải kết thúc trong năm nay, nếu thế giới muốn duy trì cơ hội duy trì mức tăng nhiệt độ trong giới hạn 1,5 độ C.

Sự gia tăng gần đây trong việc sử dụng than, sau các đợt giãn cách trên toàn thế giới, là nguyên nhân chính khiến cơ quan giám sát năng lượng toàn cầu dự báo mức tăng phát thải được ghi nhận trong năm nay sẽ gần chạm mức kỷ lục.

Ông John Kerry - đặc phái viên về khí hậu của Mỹ - cho biết, Mỹ quyết tâm đưa ra các chính sách nhất quán với việc duy trì nhiệt độ gia tăng ở mức thấp hơn 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp, bao gồm loại bỏ dần than. Đề cập đến lời khuyên của IEA, ông cho biết Mỹ sẽ loại bỏ dần nhiệt điện than kiểu cũ, vốn không có công nghệ thu nhận và lưu trữ carbon dioxide.

Ông cho biết, quyết định của G7 dựa theo ý kiến từ các nhà khoa học và yêu cầu giảm một nửa lượng phát thải khí nhà kính trong thập niên này, cũng như mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Thỏa thuận Paris năm 2015 yêu cầu các quốc gia giữ nhiệt độ tăng “dưới mức thấp hơn” 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, với giới hạn 1,5 độ C là một mục tiêu cần đạt.

Một nhà máy điện than xả khói nằm gần khu dân cư ở Witbank, Nam Phi
Một nhà máy điện than xả khói nằm gần khu dân cư ở Witbank, Nam Phi

Hàn Quốc, một nguồn cung cấp tài chính lớn khác cho sản xuất nhiệt điện than ở nước ngoài, đã đồng ý chấm dứt hoạt động này. Điều đó khiến Trung Quốc trở thành nguồn cung cấp tài chính điện than lớn nhất ở các nước đang phát triển.

Giờ đây, động thái của Trung Quốc sẽ được chú ý theo dõi trước COP26 - cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu của Liên Hiệp Quốc sẽ được Anh đăng cai tổ chức tại Glasgow vào tháng 11/2021. Nhà phát thải lớn nhất thế giới vẫn chưa đưa ra kế hoạch quốc gia để hạn chế phát thải khí nhà kính vào năm 2030.

Tấn Vĩ (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI