Bát phố cùng Nguyễn Bảo Sinh

06/12/2014 - 14:30

PNO - PN - Hiện nay, bước vào một tiệm sách, sẽ dễ dàng nhận ra có quá nhiều sách thuộc thể loại, tạm gọi chung là tạp bút, tản mạn, tùy bút, tản văn… Ngay cả trên các trang facebook cá nhân cũng vậy. Bất kỳ ai cũng có thể viết đôi...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sách dày 350 trang nhưng càng đọc càng lôi cuốn. Dù câu chữ bình thường, không bay bướm nhưng bù lại sách có nhiều chi tiết hay. Nói cách khác, tập sách này hấp dẫn là do tác giả có vốn sống về Hà Nội từ thập niên 1950 đến nay. Nhiều chi tiết lạ, nhất là phần viết về chơi thơ, gà chọi, chơi chó, bát phố đờ mi thiền… Đọc xong, khó quên.

Chẳng hạn chuyện về cụ Nguyễn Hữu Mão - bố của Nguyễn Bảo Sinh là người cực kỳ… yêu thơ: “Một lần ốm nặng đến gần đất xa trời, cụ gọi chú ba tới bên giường nói lời trối trăn: “Có người bảo thơ tôi hay hơn thơ anh, có người bảo thơ anh hay hơn thơ tôi, anh thấy thế nào?”. Anh con trai cầm tay bố: “Thơ bố hay hơn là cái chắc”. “Cụ bật dậy cầm tay con: “Thế là anh đã báo hiếu cho tôi được rồi, từ nay tất cả mọi sai lầm của anh tôi đều bỏ qua hết”. Sau đó cụ khỏi hẳn bệnh. Khi ốm sắp mất, cụ thường tra tấn mọi người bằng cách bắt ngồi hầu thơ cụ hàng giờ, mỏi rã rời nên các con:

Giang hồ tặc tử con không sợ 

Chỉ sợ về nhà bố đọc thơ

Bat pho cung Nguyen Bao Sinh

Đọc tùy bút mà thỉnh thoảng gặp đôi câu thơ của Nguyễn Bảo Sinh. Thơ rằng: “Vào chùa lễ Phật thấy sư/ Người người cúi lạy chiếc lư hương đồng/ Miệng cầu sắc sắc không không/ Đầy trời sắc, thế còn không đâu rồi?/ Ta như mây trắng giữa trời /Ngắm nhìn thiên hạ đang ngồi máy bay”; hoặc có thể tủm tỉm cười một mình mà ngẫm ngợi về thân phận đời người: “Cuối cùng tất cả chúng ta/ Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân”… Những câu thơ triết lý một cách tinh nghịch như thế có khá nhiều trong tập này.

Có thêm điều vui, Nguyễn Bảo Sinh cho biết thần tượng của bố mình là Hồ Xuân Hương nên cụ lấy bút danh Xuân Phong. Cả nhà: vợ và 19 con cả dâu lẫn rể đều rất ghét thơ. Thằng chắt đích tôn của cụ Mão có lần được khen là làm thơ hay, nó đập đầu vào tường đôm đốp, nói: “Nếu mà phải làm thơ thì thà chết đi còn hơn”. Chính nét tếu táo ấy khiến ta có cảm tình với tùy bút lúc cà rỡn, khi thâm trầm của Nguyễn Bảo Sinh - một người mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp hết lời khen về thể loại lục bát.

Cái hay của Bát phố có thể nói, tác giả không dừng lại bằng cảm xúc bâng quơ, cũng không cố ý đạt đến vẻ "triết lý" bằng câu chữ rối rắm, cầu kỳ mà viết như thật với nhiều chi tiết đắt giá như đã nêu. Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh cho biết, ông quan niệm viết cũng như “bát phố”, nghĩa là: “khi đi chơi phố mà vô sở cầu”. Có lẽ nhờ thế, các trang viết tự nhiên, gần gũi như đang tâm tình cùng bạn đọc vậy.

 Lê Văn Nghệ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI