Bán nhà cho con đi du học, cha mẹ già vò võ khi con lấy chồng Tây

20/04/2017 - 09:00

PNO - Vợ chồng ông Dũng bà Chu Tĩnh bán cả gia sản cho con đi Mỹ học, nay hao mòn trông tin con sau khi lấy chồng Tây.

Ngồi trong nhà hút thuốc, ông Dũng lòng đầy lo lắng nghĩ về đứa con gái.

Ông năm nay 61 rồi, vợ ông, bà Chu Tĩnh thì 60. Trước khi nghỉ hưu, 2 người làm việc tại 1 xưởng linh kiện điện tử ở Thâm Châu, Trung Quốc. Ông là nhân viên công trình, bà là kế toán.

Ban nha cho con di du hoc, cha me gia vo vo khi con lay chong Tay

Ông Dũng ngậm ngùi nhìn ảnh con gái hồi nhỏ

10 năm trước, con gái ông du học Mỹ. Đến giờ, con ông không chỉ ở lại Mỹ mà còn lấy chồng bên đó. 

Một năm qua, ông không ngừng khuyên con về nước, thậm chí nói sẽ cắt đứt tình cha con, nhưng đều vô dụng. 

Ông nói, quyết định sai lầm nhất đời ông là cho con đi du học. “Tôi đã không liên lạc với nó 2 tuần nay rồi.” Ông thở dài.

Bán nhà cho con đi du học

“Thực ra năm đó, lúc đầu chúng tôi không định cho con đi du học, chúng tôi làm gì có nhiều tiền thế” -  bà Tĩnh nói. 

Dù từ rất sớm đã đến Thâm Châu kiếm sống, nhưng gia cảnh cũng chẳng có gì nổi bật.

Bà Tĩnh sinh một cô con gái năm 31 tuổi, tên Trương Lị. Ông vô cùng yêu thương con. Vợ chồng ông suy tính, nếu điều kiện cho phép, nhất định sẽ cho con đi du học.

Năm 2006, Trương Lị thi đại học nhưng chỉ được 11 điểm, không có hi vọng vào được những trường danh tiếng trong nước. Cô liền nói muốn đi du học.

“Điều kiện lúc đó cũng đâu khá giả gì nên vợ chồng cố thắt lưng buộc bụng, để con có đủ tiền đi du học. Chúng tôi đã bán căn nhà 110m2 đi, mua căn 70m2, dù gì khi nó đi du học rồi, ở nhà đó cũng vừa mà" - bà Tĩnh kể.

Thân già nương tựa vào nhau

Năm 2007, Trương Lị nhận được giấy báo nhập học một trường đại học ở Mỹ. Cô vui mừng: “Con tìm hiểu rồi, trường này mỗi năm tuyển không nhiều sinh viên châu Á đâu,  may quá.”.

“Con tôi cuối cùng cũng làm chúng tôi mở mày mở mặt”-  ông Dũng nói.

Ban nha cho con di du hoc, cha me gia vo vo khi con lay chong Tay

Đến giờ ông vẫn nhớ cảnh tiễn con ở sân bay. “1h sáng, tôi cứ đứng từ xa vẫy tay chào, đến khi nó đi khuất, tôi vẫn nhìn về hướng ấy, lòng tôi tự dưng trống rỗng, nước mắt tuôn trào.

Vợ tôi cũng khuỵu xuống mà khóc. Tôi vội gạt dòng nước mắt, đỡ bà ấy dậy.”

Bà Tĩnh không thôi dặn dò con không được đi một mình ngoài đường buổi đêm, không tham gia biểu tình. Ông bà cũng không quên nhắc con: không được yêu người nước ngoài, không được “ăn cơm trước kẻng”, không được có tình cảm với giáo viên.

Quen với cuộc sống không con gái ở bên với 2 người là một thách thức lớn, đặc biệt là bà Tĩnh. Từ khi sinh con ra đã luôn bên cạnh, nay không còn nữa, bà thường xuyên mất ngủ, lúc nào cũng như người mất hồn. Con gái đi được 1 tuần, bà đều đặn mỗi ngày gọi điện 3 lần.

Trương Lị đi du học xong liên lạc với bố mẹ cũng không nhiều. Tết năm thứ 2, Trương Lị về nước. Ở sân bay, ba người ôm nhau nước mắt lưng tròng. Cô nghỉ hè năm thứ 3, vợ chồng ông đến Mỹ thăm con. Ông cười nói: nhờ con gái mà chúng tôi được thơm lây.

Trương Lị đưa bố mẹ đi chơi 1 tuần. Ông thấy con thay đổi nhiều như đeo khuyên tai, dùng túi hiệu. Lúc nói chuyện với một người bạn của cô, cậu ta nhỡ mồm nói con ông có bạn trai ngoại quốc. “ Tôi cũng có chút tự hào nhưng thực sự sợ nó rời xa tôi.”

Con gái lấy chồng Tây: Chúng tôi già rồi, ai lo?

Vợ chồng ông quyết: con không được yêu, càng không được lấy chồng bên này, tốt nghiệp xong phải về nước làm việc. Nhưng Trương Lị không nghe.

Ban nha cho con di du hoc, cha me gia vo vo khi con lay chong Tay
Hình minh hoạ.

Năm 2012 cô tiếp tục học nghiên cứu sinh. Cuối năm 2015, cô gọi điện cho mẹ, nói cô phải ở lại Mỹ làm việc và kết hôn. Hôm sau bà mới nói với ông. Ông rất giận.

Bà nói, dù con lựa chọn ra sao bà cũng ủng hộ chỉ cần con hạnh phúc. Nhưng nghĩ đến 1 năm chỉ được gặp con 1 lần, bà không khỏi chạnh lòng.

Quan hệ của 2 cha con ngày càng bế tắc, đã 2 tuần rồi không nói chuyện. Ông vẫn kiên quyết, con ông phải về nước làm việc, nếu không sẽ cắt đứt quan hệ với con gái.

Không đồng ý con lấy chồng nước ngoài, ông cũng có lí do của mình, một là khác biệt văn hóa, hai cũng là lo cho cuộc sống sau này của vợ chồng ông.

“Nếu như nó định cư Mỹ rồi, sau này làm gì còn cơ hội gặp. Vợ chồng tôi lại chỉ có mỗi nó là con thôi mà" - ông Dũng than thở.

Cuộc chiến tranh lạnh vẫn diễn ra. "Trong mắt nó có còn người cha này không?” - ông lặp lại câu này nhiều lần, giọng run run.

“Nó có ước mơ là chuyện tốt, nhưng cũng phải nghĩ đến cảm nhận của bố mẹ chứ. Tôi giờ rất hối hận ban đầu cho nó đi du học, đây là sai lầm lớn nhất đời tôi. Bảo 2 lão già này đến Mỹ thì có sống nổi không? Tất nhiên là không rồi.”

Ông nói, vất vả mấy chục năm trời, lại là nuôi con hộ người ta. Bây giờ ông lo nhất là: "Không có đứa con gái duy nhất này thì mười mấy năm còn lại sống ra sao? Sau này chúng tôi già rồi ai lo?”

Cha Chi (theo Baidu)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI