Ai mới là trụ cột mùa dịch?

20/07/2021 - 12:07

PNO - Chỉ cần hạ cái sĩ diện đàn ông, chấp nhận mọi thứ bình đẳng trước con vi-rút quái ác để điềm nhiên sống là đã đủ củng cố hạnh phúc gia đình.

 

Phụ nữ có khả năng ứng biến linh hoạt hơn đàn ông - Ảnh minh họa
Phụ nữ có khả năng ứng biến linh hoạt hơn đàn ông - Ảnh minh họa

Từ ngày chiếc loa phường liên tục nhắc nhở "tổ dân phố cách ly tổ dân phố, phường cách ly với phường..." nhà tôi chuyển sang mua hàng online. 

Mua đồ online của nhiều người, tôi nhận ra điểm chung thú vị: Trong khi các chị vợ tả xung hữu đột xoay xở đủ thứ để bán hàng hoá, thực phẩm (từ mua về bán lại đến tự nấu, tự chế biến kiểu "nhà làm") thì đa số các anh chồng hoặc đứng bên lề hoặc chỉ đảm trách nhiệm vụ thu tiền, ghi sổ sách hoặc làm "shipper" cho vợ. Không ít đôi vợ chồng đang kinh doanh online đều xuất thân từ "dân công sở" hay có công việc ổn định khác trước khi dịch xảy ra.

 

Chị "mối" bán các món đặc sản Huế tôi hay mua từng là nhân viên phòng vật tư một công ty lớn nước ngoài. Đợt dịch đầu, chị nằm trong danh sách bị công ty cắt giảm. Được khen nấu bún bò ngon, thêm gia đình có người ở Huế nên chị nấu bún bò và nhập thêm các sản vật Huế về bán qua mạng.

Lúc đầu chị thuê các dịch vụ giao hàng, sau đến lượt anh chồng shipper. Vốn là trưởng phòng trong một công ty nước ngoài, nay nghỉ việc vì công ty giảm biên chế, anh trở thành người giao hàng bất đắc dĩ cho vợ để giảm chi phí. 

Ở công ty anh làm sếp, ở nhà, anh phải theo sự chỉ đạo của vợ, vì anh không biết nấu nướng, cũng chẳng phụ chị được trong những việc liên quan bếp núc hay sổ sách, đơn hàng, âu cũng là sự phân công lao động hợp lý.

Chị "mối" giao trái cây online của tôi kể, vợ chồng chị trước đây làm cùng công ty, nay đều dịch nghỉ ở nhà vô thời hạn vì công ty trong vùng phong toả.

Chị lấy trái cây từ quê mẹ chị lên bán, anh không phản đối, nhưng phụ chị một cách miễn cưỡng. Anh trầm tư hẳn, ít nói hơn, dễ nổi giận, gắt gỏng. Thấy công ty không biết chừng nào mới hoạt động trở lại, anh mới chịu chở chị đi giao hàng.

Chiếc xe hơi chở "sếp - chồng" đi làm mỗi ngày giờ thành "xe thồ" cho chị chở trái cây đi giao, còn "sếp-chồng'' trở thành tài xế bất đắc dĩ.

Cô bạn bán chè và các món bánh, ăn vặt tôi hay mua cũng than: Việc kinh doanh online nhìn nhẹ nhàng vậy chứ tất bật quay cuồng từ sáng tới khuya, đủ thứ việc linh tinh chỉ một mình cô "xà quần" trong bếp, nhiều lúc mệt rã rời nhưng chồng chỉ phụ được vài việc linh tinh và đi giao hàng, chơi với con. Cũng may đơn hàng nhiều, có đồng ra đồng vô gỡ gạc trong thời gian chờ công ty  của hai vợ chồng hoạt động trở lại.

Bình thường, nhiều gia đình theo mô hình "chồng là trụ cột", thu nhập của người đàn ông là nguồn kinh tế chính. Ông chồng chỉ lo việc ở ngoài, phần còn lại như chợ búa, cơm nước, con cái... người vợ "cân tất" mặc dù cũng có công việc bên ngoài. Khi dịch giã kéo dài, vị trí trụ cột có phần lung lay, không chỉ thu nhập ảnh hưởng, mà mối quan hệ trong các gia đình có khi cũng ảnh hưởng theo. 

Với lợi thế chịu khó, tỉ mỉ, linh hoạt, phụ nữ dễ thích ứng hơn đàn ông trong những công việc không đòi hỏi "danh phận", họ dễ dàng từ vị trí "sếp sòng" ở ngoài trở về nhà thành "sếp chính" trong xó bếp mà không vướng phải trở ngại nào về tâm lý. Thế nên nhiều chị em ra ngoài có khi làm sếp này sếp nọ, nhưng khi "có biến", họ vẫn tung hoành ngược xuôi kiếm tiền ngon lành như nhiều chị em kinh doanh online trong mùa dịch. 

Ngược lại, đàn ông không phải ai cũng dễ dàng "biến hình" để chấp nhận hoàn cảnh mới như phụ nữ. Có người đã quen với sự uy quyền nơi công sở hay khả năng kiếm tiền dễ dàng với công việc sở trường ở ngoài, nay họ không hoặc chưa thích nghi được với hoàn cảnh mới nên sinh ra cáu kỉnh, gắt gỏng, tự ti khi bỗng dưng đang từ đỉnh cao như rơi xuống vực sâu, nhất là tâm lý tự nhiên "dưới cơ" vợ khiến nhiều ông khó chịu.

Chỉ cần họ biết hạ cái sĩ diện đàn ông xuống, chấp nhận thực trạng thời dịch giã ai cũng như ai để điềm nhiên mà sống, mà bình tĩnh bước qua khủng hoảng, thích ứng với hoàn cảnh mới chờ dịch qua. Đó cũng là cách để củng cố hạnh phúc gia đình cũng như trang bị cho bản thân liều vắc xin tinh thần tốt nhất.

 

Lê Thị Ngọc Vi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Bước ra vùng định kiến

    Bước ra vùng định kiến

    16-03-2024 06:28

    Nghe chị vui vẻ tự nhận mình là “gái ế”, chúng tôi thường tự hỏi: "Sao chị xinh đẹp, chăm chỉ kiếm tiền thế mà lại không ai yêu? Vô lý!".

  • Vì tiếc tiền, chồng lạnh lùng trước nỗi đau của tôi

    Vì tiếc tiền, chồng lạnh lùng trước nỗi đau của tôi

    15-03-2024 06:09

    Tôi lập gia đình ở tuổi 35. Độ tuổi ấy, ở quê tôi đã là “ế chỏng chơ”. Nhưng với lối sống thành thị thì bình thường.

  • Sạch sẽ gọn gàng quá mức, có phải tôi bị bệnh OCD?

    Sạch sẽ gọn gàng quá mức, có phải tôi bị bệnh OCD?

    14-03-2024 17:12

    Ưa thích sạch sẽ là điều rất bình thường và nên khuyến khích. Thế nhưng sạch sẽ quá mức lại gây áp lực cho chính bản thân và những người xung quanh.

  • Tập khen con dâu

    Tập khen con dâu

    14-03-2024 11:35

    Những bậc phụ huynh xưa thường dựa vào tuổi đời để mặc định mình thuộc hàng “chiếu trên”. Tuy nhiên, đời sống bây giờ đã thay đổi.

  • Cô ấy chỉ yêu… chính mình

    Cô ấy chỉ yêu… chính mình

    14-03-2024 06:11

    Anh lờ mờ nhận ra mình đang chìm đắm trong một mối quan hệ… độc hại, bởi cô cư xử theo kiểu không phân biệt được đúng - sai...

  • Mẹ có rể Tây

    Mẹ có rể Tây

    13-03-2024 12:40

    Câu chuyện diễn ra tốt đẹp thật. Rể Tây quý vợ, quý cả mẹ vợ. Giờ bà yên tâm buôn bán, đi chùa nấu ăn, vui vẻ lắm.

  • Không nỡ ly hôn khi chồng thất nghiệp

    Không nỡ ly hôn khi chồng thất nghiệp

    13-03-2024 06:02

    Hôn nhân của chúng tôi lạnh nhạt từ nhiều năm nay. Con cái đã lớn, tôi tính chuyện ly hôn nhưng chẳng may chồng tôi lại đang thất nghiệp.

  • Bất ngờ khi thấy vợ rao bán quà tặng của chồng

    Bất ngờ khi thấy vợ rao bán quà tặng của chồng

    12-03-2024 18:21

    Khang phát hiện vợ mang quà tặng rao bán trên mạng. Tâm sốc khi thấy quà mình tặng nàng nằm trong thùng rác.

  • Muốn đi bước nữa nhưng sợ tài sản ly tán

    Muốn đi bước nữa nhưng sợ tài sản ly tán

    12-03-2024 13:43

    60 tuổi, chú tôi phân vân việc đi bước nữa, ông lo bị phân tán số tài sản dành dụm cả đời.

  • Giá ngày đó em chọn chồng kỹ hơn

    Giá ngày đó em chọn chồng kỹ hơn

    12-03-2024 06:07

    Cuộc sống thiếu thốn khiến Hậu hay nghĩ ngợi mông lung. Càng nghĩ lại càng thấy chồng mình không bằng chồng người ta.

  • Ra ngoài váy áo lộng lẫy, ở nhà nhếch nhác không ai ngờ

    Ra ngoài váy áo lộng lẫy, ở nhà nhếch nhác không ai ngờ

    11-03-2024 18:32

    Người ưa sạch sẽ, ăn mặc gọn đẹp thì nhà cửa cũng sạch sẽ chứ, sao lại có trường hợp mâu thuẫn vậy?

  • Đi bước nữa sẽ khó dạy con?

    Đi bước nữa sẽ khó dạy con?

    11-03-2024 12:41

    Mẹ con tôi đã sống yên ổn, tự nhiên tôi rước một người về, người ấy không giúp tôi và con mà còn gây căng thẳng triền miên.

  • Giấu chồng

    Giấu chồng

    11-03-2024 06:37

    Chị em nào đưa hình lên nhiều thì họ bảo “nhỏ đó khoe chồng, khoe con, flex quá đáng”, đưa ít hoặc không đưa thì họ đồn đoán đã ly hôn...

  • "Né" ánh mắt chồng

    "Né" ánh mắt chồng

    10-03-2024 19:43

    Người ta khuyên chỉ nên xem đây là một thói tật thường tình bị mang theo lên giường, không nên cố… nâng quan điểm.

  • Ngoài tật cá độ thì chồng rất tốt

    Ngoài tật cá độ thì chồng rất tốt

    10-03-2024 14:52

    Tôi mà dây dưa với chồng thì suốt đời trả nợ cho anh, các con lại bị ám bởi một tấm gương xấu.

  • Cân đo một đời

    Cân đo một đời

    10-03-2024 06:13

    Cân đo lắm cũng chỉ phí một đời. Mợ Gấm đã băng ra khỏi cánh cổng ấy, đã quyết định cắt may giấc mơ đời mình trên mảnh gấm sang trọng.

  • Chồng không ghen, cũng lo

    Chồng không ghen, cũng lo

    09-03-2024 17:43

    Cha ngoại tình, mẹ dành cả 30 năm chạy theo cha để ghen. Tuổi thơ của cô chỉ toàn cãi cọ, đổ vỡ chén đĩa, đồ đạc, tổn thương và sợ hãi.

  • Biết đâu chồng có chuyện khó nói

    Biết đâu chồng có chuyện khó nói

    09-03-2024 15:40

    Hân rơi vào cảm xúc tiêu cực sau những cư xử kỳ lạ của chồng. Đêm qua cô đã nghĩ đến phương án chia tay.