99% dân số thế giới hít thở không khí kém chất lượng, Đông Nam Á đứng top 2

05/04/2022 - 06:10

PNO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, gần như tất cả mọi người trên hành tinh đều hít thở không khí kém chất lượng. Đồng thời kêu gọi hành động nhiều hơn để giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, từ đó có thể làm giảm hàng triệu ca tử vong mỗi năm.

 

Cơ sở dữ liệu cho thấy, Ấn Độ có mức PM10 cao, trong khi Trung Quốc có mức PM2.5 cao
Cơ sở dữ liệu cho thấy, Ấn Độ có mức PM10 cao, trong khi Trung Quốc có mức PM2.5 cao

Theo Cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc, 99% dân số toàn cầu đang phải hít thở không khí kém chất lượng, ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép. Bầu không khí này thường chứa đầy các hạt bụi mịn, có thể xâm nhập sâu vào phổi, vào tĩnh mạch, động mạch và gây ra nhiều bệnh. 

Theo đánh giá của WHO, khu vực đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á có chất lượng không khí kém nhất, tiếp theo là châu Phi.

Tiến sĩ Maria Neira, người đứng đầu bộ phận môi trường, biến đổi khí hậu và sức khỏe của WHO cho biết: “Sau khi sống sót sau đại dịch, thật không thể chấp nhận được vẫn có 7 triệu ca tử vong có thể phòng tránh được mỗi năm. Bên cạnh đó, hàng triệu người bị mất nhiều năm sức khỏe mà lẽ ra ta có thể ngăn ngừa được do ô nhiễm không khí".

 

Một người đàn ông nhặt rác để kiếm sống đang nghỉ ngơi tại bãi rác lớn nhất ở thủ đô Nairobi, Kenya
Một người đàn ông nhặt rác để kiếm sống tại bãi rác lớn nhất ở thủ đô Nairobi, Kenya

Theo WHO, ô nhiễm có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn và các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, đồng thời có nhiều trường hợp phải nhập viện và cấp cứu. Khu vực phía đông Địa Trung Hải là nơi có nồng độ ô nhiễm cao nhất.

Các hạt bụi mịn (bao gồm cả PM2.5 và PM10) bắt đầu từ nhiều nguồn, như từ giao thông vận tải, nhà máy điện, nông nghiệp, công nghiệp, đốt chất thải và các nguồn tự nhiên như bụi sa mạcCơ sở dữ liệu cho thấy, Ấn Độ có mức PM10 cao, trong khi Trung Quốc có mức PM2.5 cao.

WHO cho biết: “Các hạt bụi mịn, đặc biệt là PM2.5, có khả năng xâm nhập sâu vào phổi và đi vào trong máu, tác động đến tim mạch, mạch máu não (đột quỵ) và hô hấp. Có bằng chứng mới đây cho thấy bụi mịn còn tác động đến các cơ quan khác và gây ra nhiều bệnh khác nữa”.

 

. LHQ Cơ quan y tế cho biết Thứ Hai, ngày 4 tháng 4 năm 2022, gần như tất cả mọi người trên thế giới hít thở không khí không đạt tiêu chuẩn về chất lượng không khí, kêu gọi hành động nhiều hơn để giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nơi tạo ra các chất ô nhiễm gây ra các vấn đề về hô hấp và lưu lượng máu. và dẫn đến hàng triệu ca tử vong có thể ngăn ngừa được mỗi năm. (Ảnh AP / Brian Inganga, Tệp)
WHO cho biết, gần như tất cả mọi người trên thế giới đang phải hít thở không khí không đạt tiêu chuẩn

Anumita Roychowdhury, chuyên gia về ô nhiễm không khí tại Trung tâm Khoa học và Môi trường, một tổ chức nghiên cứu và vận động ở New Delhi, cho biết những phát hiện trên cho thấy thế giới cần có những thay đổi cần thiết để chống lại ô nhiễm không khí.

"Ấn Độ và thế giới cần phải chuẩn bị cho những thay đổi lớn để cố gắng hạn chế ô nhiễm không khí, bao gồm sử dụng xe điện, tránh sử dụng nhiên liệu hóa thạch, mở rộng quy mô lớn năng lượng xanh và phân loại rác thải", bà nói.

Trong một nghiên cứu, Hội đồng Năng lượng - Môi trường và Nước, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại New Delhi, đã phát hiện ra rằng hơn 60% lượng tải PM2.5 của Ấn Độ là từ các hộ gia đình và các ngành công nghiệp.

Tanushree Ganguly, người đứng đầu chương trình của hội đồng về chất lượng không khí, đã kêu gọi hành động nhằm giảm phát thải từ các ngành công nghiệp, ô tô, và năng lượng trong nước. “Chúng ta cần ưu tiên tiếp cận năng lượng sạch cho các hộ gia đình và thực hiện các biện pháp tích cực để làm sạch lĩnh vực công nghiệp", bà nói.

Thảo Nguyễn (theo AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI