Xót xa những em bé 'ôm' ống thở do sốt xuất huyết hoành hành

01/08/2019 - 07:00

PNO - Đầu năm 2019 đến nay, cả nước ghi nhận trên 105.000 ca sốt xuất huyết dengue, trong đó có 10 trường hợp tử vong. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có xu hướng tiếp tục tăng, nhiều trẻ phải ôm máy thở.

Xot xa nhung em be 'om' ong tho do sot xuat huyet hoanh hanh
Chiều 31/7, các bác sĩ khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc trẻ em của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đứng ngồi không yên vì theo dõi trẻ bị sốt xuất huyết đang điều trị tại đây ngày càng nhiều.
Xot xa nhung em be 'om' ong tho do sot xuat huyet hoanh hanh
Hiện tại, khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc trẻ em có 10 trẻ tại TP.HCM và các tỉnh lân cận được chuyển đến cấp cứu do bệnh sốt xuất huyết diễn tiến nặng. Cụ thể, có 8 trẻ vẫn đang được trợ thở, truyền dịch do sốc sốt xuất huyết, 2 em còn lại tạm thời ổn định nhưng vẫn cần theo dõi sát.
Xot xa nhung em be 'om' ong tho do sot xuat huyet hoanh hanh

Một trong những ca phải "ôm" ống trợ thở là bé N.D.P.H. (9 tuổi, ở Bến Lức, Long An). Em nhập viện vào ngày thứ 4 của bệnh sốt xuất huyết dengue. Vừa nhập viện, em lập tức rơi vào sốc sốt xuất huyết, than mệt, thở khó, đau bụng, nôn ói liên tục, tổn thương đa cơ quan. Bé phải thở oxy, truyền dịch liên tục 24 giờ đồng hồ, hiện bé cần được theo dõi sát.

Xot xa nhung em be 'om' ong tho do sot xuat huyet hoanh hanh
Hay như em T.N.B.N.(9 tuổi, ở Cần Giuộc, Long An) cũng phải "ôm" ống thở để chiến đấu với bệnh sốt xuất huyết. Người nhà bé N. kể, tuy được gia đình theo dõi sát khi mới phát bệnh, nhưng 3 giờ sáng 30/7 (ngày thứ 5 của bệnh sốt xuất huyết), bé T. bỗng rơi vào tình trạng đau bụng, nôn ói, nổi nhiều ban đỏ, phải được thở máy, truyền dịch. Hiện huyết áp em ổn định, nhưng bác sĩ chưa tiên lượng được diễn tiến của bệnh.
Xot xa nhung em be 'om' ong tho do sot xuat huyet hoanh hanh

Bác sĩ Huỳnh Trung Triệu – Phó khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - cảnh báo: các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn về cân nặng của con mình. Trẻ thừa cân, béo phì khi mắc sốt xuất huyết thường diễn tiến nặng hơn.

Năm 2018, khoảng 50% số ca tử vong do sốt xuất huyết xảy ra ở người béo phì, thừa cân. Riêng ngày 31/7, trong 10 bé sốt xuất huyết nặng tại khoa có đến 5 bé thừa cân, tỷ lệ tái sốc chiếm 30% - 40% so với những bé khác, thường do tổn thương thoát dịch lên các cơ quan khác, bệnh không ổn định, luôn có chuyển biến bất ngờ.

Xot xa nhung em be 'om' ong tho do sot xuat huyet hoanh hanh
Tình trạng trẻ "ôm" máy thở, ống thở cũng xuất hiện tại nhiều bệnh viện khác. Ở Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận và điều trị khoảng 60 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết, Tiến sĩ- bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa Sốt xuất huyết – cho biết, từ giữa tháng 7/2019, trẻ mắc sốt xuất huyết đã có dấu hiệu gia tăng. Hiện khoa có 3 trẻ em bị sốt xuất huyết gây sốc phải thở máy.
Xot xa nhung em be 'om' ong tho do sot xuat huyet hoanh hanh
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - cho hay, tính đến nay, bệnh viện này cũng nhận khoảng 1.600 bệnh nhi đến khám vì sốt xuất huyết; trong đó có khoảng 600 trường hợp phải nhập viện với nhiều ca phải thở máy, hỗ trợ ống thở để "chiến đấu" với sốt xuất huyết.
Xot xa nhung em be 'om' ong tho do sot xuat huyet hoanh hanh

Theo bác sĩ Vũ Hiệp Phát – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, hiện tại, bệnh nhi nhập viện từ các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh,… đang gia tăng. Nhiều em bệnh rất nặng phải thở máy, truyền máu.

Bác sĩ Phát cho biết: “Phần lớn bệnh nhi đến cấp cứu là những bé thường ở với cha mẹ tại các khu nhà trọ, nhà ở tập thể. Đây là những nơi có nhiều muỗi, khi một bé mắc bệnh bị muỗi cắn dễ lây lan sốt xuất huyết cho các bé khác.

Đáng lo khi người lớn nghĩ bé bị sốt thông thường nên tự mua thuốc điều trị cho con, đến khi bé có biểu hiện mệt mỏi, lơ mơ, nôn ói mới đưa đi bệnh viện thì đã quá nặng.

Xot xa nhung em be 'om' ong tho do sot xuat huyet hoanh hanh

Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn nhắc nhở: "Nếu bị sốt xuất huyết, bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3 mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ rất nguy hiểm. Lúc này, trẻ bớt sốt nhưng có thể bị trở nặng, sốc và rơi vào nguy hiểm bất kỳ lúc nào nhưng người nhà lại tưởng trẻ gần hết bệnh”.

Ngoài ra, nếu trẻ giảm sốt nhưng có biểu hiện mệt mỏi, đau bụng, đi phân đen, chảy máu răng, nôn ói, có nhiều chấm nhỏ màu đỏ trên da, kèm theo tay chân lạnh, vật vã thì phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI