Trường THPT Nguyễn Du: Những hợp đồng tài chính đáng ngờ

23/08/2014 - 06:54

PNO - PN - Nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) bức xúc trình bày với Báo Phụ Nữ: Lãnh đạo nhà trường đã làm khống nhiều bản hợp đồng mua sắm thiết bị cơ sở vật chất, các hợp đồng sửa chữa,...

edf40wrjww2tblPage:Content

Đầu tiên là bản hợp đồng sửa chữa nâng cấp phòng nghỉ giáo viên (GV) nữ với chi phí hơn 35 triệu đồng được ký vào ngày 7/10/2013. Điều lạ là trước khi ký bản hợp đồng nói trên hai ngày, nhà trường lại ký một hợp đồng nâng cấp nhà vệ sinh GV nữ nằm ngay trong nhà nghỉ GV nữ đang sửa chữa.

Lạ hơn nữa là nhà vệ sinh chỉ rộng 4m2 với những dụng cụ cơ bản như một bóng đèn, một bồn cầu, một bệ rửa tay, lát gạch men, lợp tôn nhưng giá trị hợp đồng lên đến 43,92 triệu đồng. Trên thực tế, phòng nghỉ GV nữ không hề được trải thảm như hợp đồng ký kết, nhưng biên bản nghiệm thu của trường vẫn khẳng định là “có trải thảm”, khiến nhiều GV nghi ngờ tính trung thực của hợp đồng này.

Truong THPT Nguyen Du: Nhũng họp dòng tai chinh dáng ngò

Khuôn viên Trường THPT Nguyễn Du (Q.10)

Biên bản kiểm kê tài sản, thiết bị dạy học năm học 2013-2014 đối với hai dãy phòng học A và B của trường cho thấy: máy lạnh, máy vi tính, máy chiếu và bảng chiếu là do phụ huynh học sinh (HS) đóng góp, nhưng trong bảng danh mục mua sắm tài sản cố định cho năm học thì máy lạnh trang bị cho hai dãy phòng học này lại thể hiện là do trường mua.

Việc mua sắm máy lạnh với giá trị hàng trăm triệu đồng cũng được thực hiện rất lạ thường. Cụ thể, tại biên bản họp hội đồng chọn giá máy lạnh DAIKIN dạng treo tường thông dụng (Nhật-Thái Lan) vào ngày 24/8/2013, có ba công ty chào giá gồm: Công ty TNHH Thương mại Việt Tiên Phong báo giá 121.100.000đ, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ điện máy Thuận Phát: 96.000.000đ, Công ty TNHH Kỹ nghệ Đại Đông Dương: 95.200.000đ.

Cùng một loại sản phẩm, Công ty Việt Tiên Phong chào giá cao nhất, nhưng hội đồng chọn giá của Trường THPT Nguyễn Du lại quyết định chọn đơn vị này vì “lợi thế giá cả và chất lượng sản phẩm”(!?). Khó hiểu hơn là bốn ngày trước khi hội đồng chọn giá của trường xem xét và “chọn giá cao nhất”, thì vào ngày 20/8, nhà trường đã ký hợp đồng mua máy lạnh REETECH dạng treo tường (Mỹ-VN) với giá 11.700.000đ/cái của Công ty Việt Tiên Phong. Đến ngày 30/8 và ngày 3/9, trường tiếp tục mua thêm 14 máy lạnh của Công ty Việt Tiên Phong trị giá 242.200.000đ với đơn giá 17.300.000đ/máy.

Về những “rắc rối” này, ông Phạm Đức Hùng - Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Chỉ 8/12 lớp học được phụ huynh trang bị, còn lại trường phải mua thêm cho năm phòng học, chưa kể hết năm học có một - hai phụ huynh tháo về. Việc chọn đơn vị cung cấp máy lạnh không chỉ dựa vào giá cả mà còn phải dựa vào ưu thế bảo hành, lắp đặt… Còn việc vì sao họp hội đồng chọn giá ngày 24/8 nhưng lại mua trước đó vào ngày 20/8 thì tôi không nhớ”.

Liên quan chuyện tiền nong, trong năm học 2012-2013, ngoài thu học phí học hai buổi, trường còn thu thêm phí ôn tập đối với HS lớp 12 là 120.000đ/tháng. Điều đáng nói là HS đã học hai buổi thì còn đâu thời gian để ôn tập mà trường thu phí ôn tập của các em!

Tổng số tiền thu được từ hoạt động này là 646 triệu đồng, trong đó chi 328,565 triệu cho GV trực tiếp dạy, số còn lại chi cho quản lý và phục vụ lớp hơn 92 triệu đồng, trợ cấp Tết nguyên đán cho GV và cán bộ nhân viên, hỗ trợ tham quan nghỉ mát hè, chi bồi dưỡng khác... Ông Hùng cho biết, khoản phí này là dành cho HS lớp 12 học vào ngày thứ Bảy và nhà trường đã thỏa thuận với phụ huynh.

Kết luận thanh tra số 72 (ngày 8/1/2014) của Sở GD-ĐT TP.HCM đối với Trường THPT Nguyễn Du cho thấy, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường năm 2013 có nhiều sai sót. Trong đó, quy chế này không đưa ra phần xác định các nguồn thu cụ thể. Nhà trường có gửi dự thảo về các tổ nghiên cứu, góp ý, nhưng đến thời điểm thanh tra, quy chế này được ban hành mà không hề có biên bản góp ý của GV - cán bộ nhân viên nhà trường.

Việc thực hiện khen thưởng từ quỹ khen thưởng theo xếp loại lao động không đúng như đã thống nhất trong quy chế chi tiêu nội bộ. Khoản thu từ quần áo đồng phục là khoản thu hộ chi hộ nhưng không được đưa vào sổ sách kế toán để theo dõi. Ngoài ra, có bốn mục mua sắm, sửa chữa trong năm học không được Sở duyệt nhưng nhà trường vẫn thực hiện.

 Tiêu Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI