Tiểu thuyết “Số đỏ” xuất bản tại Trung Quốc

06/09/2021 - 09:33

PNO - Nhà xuất bản Văn nghệ Tứ Xuyên là đơn vị phát hành tác phẩm này, với số lượng đầu tiên là 5.000 bản.

Người dịch Số đỏ sang tiếng Trung Quốc là phó giáo sư Hạ Lộ, hiện đang công tác tại Đại học Bắc Kinh. Phó giáo sư Hạ Lộ có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu văn học Việt Nam.

Hạ Lộ cho biết trong quá trình dịch đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều bạn bè Việt Nam. Thời điểm mùa xuân 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh, chị thường ở nhà sửa bản thảo mỗi ngày và làm việc với cộng sự qua internet.

Nữ phó giáo sư cho biết quá trình dịch quyển tiểu thuyết này đã giúp mối quan hệ giữa chị và bạn bè Việt Nam trở nên sâu sắc hơn. Sự kết nối từ xa cũng giúp chị cảm thấy bớt áp lực, sợ hãi trước dịch bệnh.

Tiểu thuyết Số đỏ phiên bản tiếng Trung và tiếng Việt
Tiểu thuyết Số đỏ phiên bản tiếng Trung và tiếng Việt

Phó giáo sư Hạ Lộ cũng là người dịch tác phẩm Nỗi buồn buồn chiến tranh của tác giả Bảo Ninh sang tiếng Trung, phát hành tại Trung Quốc vào tháng 3/2019.

Hiện, tiểu thuyết Số đỏ phiên bản tiếng Trung đang được bán trên nhiều nền tảng thương mại điện tử tại Trung Quốc.

Phó giáo sư Hạ Lộ cho biết đang có ý định dịch thêm nhiều tác phẩm văn học Việt Nam đương đại để phát hành tại Trung Quốc.

Phó Giáo sư Hạ Lộ
Phó giáo sư Hạ Lộ

Tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng đăng trên Hà Nội báo từ số 40 (ngày 7/10/1936) và lần đầu in thành sách năm 1938. Tiểu thuyết dài 20 chương, với nhân vật chính là Xuân Tóc Đỏ, đứa bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề như trèo me, trèo sấu, thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt. Một cơ may đã giúp cuộc đời Xuân rẽ sang trang mới, gia nhập giới thượng lưu. Thông qua những câu chuyện kể những mặt trái của xã hội đương thời được phơi bày.

Tiểu thuyết Số đỏ được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11, với đoạn trích được đặt tên Hạnh phúc của một tang gia.  

Tiểu thuyết Số đỏ lần đầu in thành sách năm 1938
Tiểu thuyết Số đỏ lần đầu in thành sách năm 1938

Tác phẩm này cũng từng được dựng thành phim: Số đỏ (1990, đạo diễn Hà Văn Trọng, Lộng Chương), Trò đời (2013, có kết hợp với 2 tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng là Kỹ nghệ lấy TâyCơm thầy cơm cô). Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cũng từng cho biết sẽ chuyển thể tác phẩm này thành phim điện ảnh, dự kiến khởi quay năm 2021.

Ca sĩ Jun Phạm cũng từng ra mắt MV ca nhạc lấy cảm hứng từ các nhân vật trong tiểu thuyết này.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI