Thế giới nợ y bác sĩ lời cảm ơn và lời xin lỗi

11/09/2021 - 06:00

PNO - Giai đoạn đầu đại dịch, y bác sĩ được khen ngợi như người hùng. Nhưng dần dần, công chúng trở nên thờ ơ và xem mọi thành quả của y bác sĩ như là bổn phận phải hoàn thành. Thực chất, đó là sự hy sinh, gánh nặng mà y bác sĩ lựa chọn đặt trên vai để bảo vệ cho cộng đồng.

Khi nói về sự hy sinh trong đại dịch, thế giới không thể quên cái chết của bác sĩ Trung Quốc 34 tuổi, Lý Văn Lượng. Vụ việc đã gây ra một làn sóng đau buồn và tức giận trên mạng xã hội Trung Quốc, yêu cầu chính quyền xin lỗi bác sĩ Lý và gia đình của anh, với người vợ và cậu con trai không thể gặp mặt cha.

Bác sĩ Lý nhiễm virus khi làm việc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán. Anh đã gửi cảnh báo đến các bác sĩ đồng nghiệp vào ngày 30/12/2020 nhưng cảnh sát yêu cầu anh ngừng "đưa ra những bình luận sai lệch". Kết quả, căn bệnh viêm phổi mới nhanh chóng lây lan, tạo nên đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

 

Người dân Hồng Kông tham gia lễ cầu nguyện cho cố bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, người qua đời vì COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán, ngày 7/2/2020.
Người dân Hồng Kông tham gia lễ cầu nguyện cho cố bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, người qua đời vì COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán, ngày 7/2/2020

Vào đỉnh điểm của đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên ở châu Âu vào năm 2020, tỉnh Bergamo của Ý đã phải cho xe tải quân sự vận chuyển hàng trăm quan tài vì các lò hỏa táng của thành phố đã hoạt động quá công suất.

Trong số những nạn nhân đầu tiên của virus là các bác sĩ đa khoa tại địa phương, do hậu quả của hàng thập niên cắt giảm dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đóng cửa các bệnh viện tỉnh nhỏ. Những y bác sĩ thiếu trang bị bảo hộ này đã trở thành lựa chọn chăm sóc duy nhất của nhiều người Ý. Khẩu trang lúc ấy chưa phải là thiết bị bảo hộ bắt buộc hoặc dễ dàng tiếp cận, ngay cả đối với văn phòng bác sĩ.

Y tá Wu Lingling từ biệt chồng Zhao Kun trước khi  đến Vũ Hán trong một nhiệm vụ được mô tả là “tự sát” vào những ngày đầu đại dịch.
Y tá Wu Lingling tạm biệt chồng - Zhao Kun - trước khi đến Vũ Hán trong một nhiệm vụ được mô tả là “tự sát” vào những ngày đầu đại dịch
Lyu Jun (trái), một thành viên của đội y tế đến Vũ Hán chống dịch, nói lời tạm biệt với gia đình tại Đại học Y Tân Cương ở Urumqi, ngày 28/1/2020.
Lyu Jun (trái), một thành viên của đội y tế đến Vũ Hán chống dịch, nói lời tạm biệt với gia đình tại Đại học Y Tân Cương, ngày 28/1/2020

Valeria Leone, có chồng là bác sĩ Vincenzo, qua đời vào tháng 3/2020 ở tuổi 65, đã ví số phận của những bác sĩ giống như "số phận của những người lính Ý được gửi đến mặt trận Nga trong Thế chiến thứ hai mà không có giày". Rất ít người quay trở lại. Bà Leone chia sẻ: “Đó là những gì đã xảy ra với chồng tôi, vùng Lombardy và chính phủ đã không bảo vệ các y bác sĩ và gia đình của họ”.

Valeria Leone, người mất chồng vì COVID-19 trong những ngày đầu của đại dịch, cho biết: Họ chỉ gửi cho chồng tôi một chiếc áo khoác dùng một lần. Anh ấy đã cố giữ khoảng cách an toàn, nhưng không thể không mắc bệnh trong điều kiện tồi tệ đó.
Valeria Leone, người mất chồng vì COVID-19 trong những ngày đầu của đại dịch, cho biết: "Họ chỉ gửi cho chồng tôi một chiếc áo bảo hộ dùng một lần. Anh ấy đã cố giữ khoảng cách an toàn, nhưng không thể không mắc bệnh trong điều kiện tồi tệ đó".
Một y tá an ủi đồng nghiệp khi họ thay ca tại bệnh viện Cremona, phía đông nam Milan vào ngày 13/3/2020, trong thời gian phong tỏa ở Ý. (Ảnh: AFP)
Một y tá an ủi đồng nghiệp khi họ thay ca tại bệnh viện Cremona, phía đông nam Milan vào ngày 13/3/2020, trong thời gian phong tỏa ở Ý - Ảnh: AFP

Nhiều người trong số họ cũng đang buộc phải thực hiện một sự hy sinh tàn khốc khác - xa rời xã hội, cách ly khỏi gia đình của họ để ngăn virus lây nhiễm cho những người thân yêu.

Ở Indonesia, 114 bác sĩ đã chết trong hai tuần đầu tháng 7/2021, cao hơn gấp đôi số bác sĩ chết trong tháng 6/2021, theo Nhóm giảm nhẹ của Hiệp hội Y tế Indonesia. Hầu hết bác sĩ tử vong do COVID-19 là bác sĩ đa khoa, sản khoa, nội khoa và bác sĩ phẫu thuật.

Nhân viên chuẩn bị xoay trở một bệnh nhân COVID-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện SSM Health St. Mary (bang Wisconsin, Mỹ). Cần hai y tá để xoay trở một bệnh nhân, thực hiện hai giờ một lần, và năm người để đặt ai đó nằm sấp, giúp ngăn chất lỏng tích tụ và tim không đè lên phổi.
Nhân viên chuẩn bị xoay trở một bệnh nhân COVID-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện SSM Health St. Mary (bang Wisconsin, Mỹ). Cần hai y tá để xoay trở một bệnh nhân, thực hiện hai giờ một lần, và năm người để đặt bệnh nhân nằm sấp, giúp ngăn chất lỏng tích tụ và không tạo sức ép lên phổi
Bác sĩ Joseph Varon, mặc thiết bị bảo hộ, ôm bệnh nhân trong vòng tay của mình tại một bệnh viện ở bang Texas, Mỹ.
Bác sĩ Joseph Varon, mặc thiết bị bảo hộ, ôm bệnh nhân trong vòng tay của mình tại một bệnh viện ở bang Texas, Mỹ

Theo dữ liệu của Hiệp hội Y tế Ấn Độ (IMA), có tới 776 bác sĩ đã không thể qua khỏi sau khi nhiễm COVID-19 trong đợt dịch thứ 2 bùng phát ở Ấn Độ từ tháng 4 đến tháng 6/2021.

Tương tự, theo báo cáo từ Viện Thông tin Y tế Canada vào giữa tháng 8, tính đến ngày 15/6/2021, trong số hơn 1,4 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 được ghi nhận ở Canada, 94.873 ca là nhân viên y tế và 43 trong số này đã tử vong.

Vợ của bác sĩ Lưu Chí Minh (Liu Zhiming), Giám đốc bệnh viện Vũ Xương, thành phố Vũ Hán, chạy theo chiếc ô tô chở thi thể chồng đi hỏa táng. Dù cống hiến cả đời cho sự nghiệp y khoa, đến cuối cùng “sinh nghề tử nghiệp”, bác sĩ Lưu không thể có một đám tang trọn vẹn. Người vợ, một y tá trưởng tại bệnh viện, chỉ có thể chạy theo từ biệt chồng sau nhiều tháng cách biệt vì chống dịch. 

Thế nhưng khi đại dịch kéo dài, y bác sĩ từ những anh hùng bỗng trở thành người hứng chịu phẫn nộ và kỳ thị từ những người mà họ giúp đỡ. Theo khảo sát của Hiệp hội y khoa Anh, công bố hồi tháng 8/2021, hơn 1/3 số bác sĩ ở nước này đã bị bạo hành bằng lời nói bao gồm cả những lời đe dọa.

Một nửa trong số tất cả các bác sĩ cũng đã từng chứng kiến các đồng nghiệp bị chửi mắng hoặc hành hung bởi bệnh nhân hoặc bạn bè, người thân của họ, những người đi cùng đến cuộc hẹn. Các bác sĩ phòng mạch nói rằng sự cố xảy ra thường xuyên nhất trong phòng tư vấn, trong khi các bác sĩ tại bệnh viện công cho biết sự cố dễ xảy ra ở khu khám sàng lọc.

Bác sĩ Jared Burks đập tay qua cửa kính với con trai Zeke. Một ngày sau khi bức ảnh được chụp, ngôi nhà của gia đình Burks đã bị phá hủy bởi cơn lốc xoáy vào tháng 3/2020.
Bác sĩ Jared Burks đập tay qua cửa kính với con trai Zeke. Một ngày sau khi bức ảnh được chụp, ngôi nhà của gia đình Burks đã bị phá hủy bởi cơn lốc xoáy vào tháng 3/2020.
Romelia Navarro (phải) được đồng nghiệp, y tá Michele Younkin an ủi khi cô bật khóc và gục ngã bên giường bệnh của người chồng sắp chết, Antonio, tại đơn vị COVID-19 của Trung tâm Y tế St. Jude ở Fullerton, California, vào tháng Bảy. Antonio là bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của Younkin qua đời trong ca trực của cô.
Romelia Navarro (phải) được đồng nghiệp, y tá Michele Younkin an ủi khi cô bật khóc và gục ngã bên giường bệnh của người chồng sắp chết, Antonio, tại đơn vị COVID-19 của Trung tâm Y tế St. Jude ở Fullerton, California, vào tháng Bảy. Antonio là bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của Younkin qua đời trong ca trực của cô.

Sự chậm trễ trong việc điều trị và những thay đổi đối với cách thức hoạt động của dịch vụ y tế công cộng Anh (NHS) do tác động của đại dịch dường như là nguyên nhân khiến bệnh nhân và thân nhân dễ nổi nóng.

Nhiều y bác sĩ đã thay đổi vai trò của họ, đảm nhận nhiều giờ làm việc hơn, nhiều trách nhiệm hơn và trong những môi trường rất khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận rằng tính chất của công việc này thường là cường độ cao và gây căng thẳng, tạo ra tác động tâm lý không thể tránh khỏi đối với nhân viên y tế.

Các nhân viên y tế ôm nhau trong khu cách ly tại một bệnh viện ở  tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Các nhân viên y tế ôm nhau trong khu cách ly tại một bệnh viện ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Leah Lujan, một y tá tại Washington D.C (Mỹ) an ủi con gái của cô, Tamina Tracy (6 tuổi) khi cô bé lo sợ mất mẹ vì công việc ở tuyến đầu chống dịch
Leah Lujan, một y tá tại Washington D.C (Mỹ) an ủi con gái, Tamina Tracy (6 tuổi), khi cô bé lo sợ mất mẹ vì công việc ở tuyến đầu chống dịch

Dựa trên một cuộc khảo sát trực tuyến với 255 y tá làm việc tại các khu vực lâm sàng trong đại dịch, một nghiên cứu mới của nhà khoa học Anh đã tiết lộ rằng hơn 21% gặp phải các triệu chứng lo lắng từ mức độ trung bình đến nặng, trong khi tỷ lệ bị trầm cảm là 17%. Một y tá cho biết cảm thấy “kiệt sức và kiệt quệ về mặt cảm xúc khi về nhà nhưng không thể ngủ”.

Về hỗ trợ quản lý bổ sung, chưa đến 1/3 số người tham gia báo cáo mô hình làm việc linh hoạt, hỗ trợ tinh thần hoặc nhận sự chỉ đạo rõ ràng từ đội ngũ quản lý. Do vậy, một số y bác sĩ tự thiết lập mạng lưới và nhóm của riêng họ, sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với đồng nghiệp nhằm trò chuyện, nắm bắt tin tức, và trong một số trường hợp, họ đóng vai trò là bác sĩ tâm lý của nhau.

Một người họ hàng ở cùng bệnh nhân coronavirus 76 tuổi Jaime trong buổi chào tạm biệt cuối cùng, tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) thuộc bệnh viện Đại học Chile ở Santiago vào ngày 18/6/2020.
Một người họ hàng ở cùng bệnh nhân coronavirus 76 tuổi Jaime trong buổi chào tạm biệt cuối cùng, tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) thuộc bệnh viện Đại học Chile ở Santiago vào ngày 18/6/2020

Ngoài ra, nhân viên y tế còn là những người gánh chịu sự công kích từ làn sóng bài trừ vắc xin, phản đối đeo khẩu trang bắt buộc. Không chỉ vậy, nhân viên y tế gốc Á đặc biệt trải qua nạn phân biệt chủng tộc nhiều hơn trong đại dịch COVID-19, bao gồm cả từ cộng đồng y tế, với những hậu quả lâu dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự nghiệp.

Vì vậy, nếu nói nhân viên y tế bước ra tuyến đầu chống dịch chỉ vì hai chữ trách nhiệm, đó là sai lầm. Bởi không trách nhiệm nào là đủ để họ gồng mình đánh đổi cả cuộc sống, sức khỏe và sức lực rồi nhận về những nỗi ám ảnh, những chỉ trích. Đã lâu thế giới quên gửi những lời cảm ơn đến y bác sĩ như thời đầu đại dịch, và giờ đây, thế giới cũng cần xin lỗi vì để họ tự gánh chịu tổn thương trong cuộc chiến.

Ngọc Hạ (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI