Thăm nhà, ngắm "báu vật" của nghệ nhân hát quan họ gần trăm tuổi

25/04/2021 - 16:12

PNO - Nghệ nhân Nhân dân Trần Thị Phụng vẫn còn lưu giữ nhiều món đồ có tuổi đời đến 70, 80 năm gắn liền với công việc hát quan họ của bà.

 

 

Bắc Ninh là cái nôi của quan họ. Tại đây có hàng chục làng quan họ. Trong đó, không thể không nhắc đến làng Viêm Xá
Bắc Ninh là cái nôi của quan họ. Tại đây có hàng chục làng quan họ, trong đó không thể không nhắc đến làng Viêm Xá (hay còn gọi là làng Diềm) thuộc xã Hoà Long, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tại làng Diềm có rất nhiều nghệ nhân, liền anh, liền chị hát quan họ. Cụ Trần Thị Phụng (98 tuổi) là cái tên kỳ cựu trong việc giữ gìn, phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống này. Bà được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND) vào năm 2019.
Bà vừa được mừng thọ tuổi 98 cách đây không lâu. Nghệ nhân Trần Thị Phụng hiện sống một mình tại căn nhà này. Chồng bà qua đời hơn 40 năm qua.
Bà vừa được mừng thọ tuổi 98 cách đây không lâu. Nghệ nhân Trần Thị Phụng hiện sống một mình tại căn nhà này. Chồng bà qua đời hơn 40 năm qua. Hằng ngày, bà được một người cháu ruột giúp đỡ việc nấu ăn vào buổi sáng. Bữa trưa và chiều tối bà tự hâm nóng đồ ăn, hoặc nấu cơm bằng nồi cơm điện. Bà cho biết ở tuổi này việc ăn uống cũng khá đơn giản.
Bước qua cổng làng Diềm, hỏi nhà cụ Phụng hầu như ai cũng biết. Căn nhà có màu vàng rực, nằm đầu một ngách nhỏ trong làng. Từ bên ngoài có thể thấy được dấu vết của thời gian hằn lên ngôi nhà này.
Bước qua cổng làng Diềm, hỏi nhà cụ Phụng hầu như ai cũng biết. Căn nhà có màu vàng ấm áp, nằm đầu một ngách nhỏ trong làng. Từ bên ngoài có thể thấy được dấu vết của thời gian hằn lên ngôi nhà này.
Phía trước nhà có khoảng sân gạch màu đỏ, cũng là
Phía trước nhà có khoảng sân gạch màu đỏ. Cụ Phụng cho biết mỗi ngày bà dậy vào khoảng 6g, ra sân quét dọn sơ cho sạch sẽ, rồi ăn sáng. Ở tuổi 98, bà vẫn giữ được giọng khá tốt, luôn thích hát quan họ mỗi ngày.

Nghệ nhân Trần Thị Phụng hát Khách đến chơi nhà:

 

 

 

Ngôi nhà được trang trí với hai tông màu xanh, vàng bên ngoài làm chủ đạo. Tường, cửa sổ hầu như dã rất cũ kỹ.
Bên ngoài ngôi nhà được sơn hai màu xanh, vàng hầu như đã rất cũ kỹ.
Một cây bưởi với tuổi đời khá lớn được trồng trước sân mang lại bóng mát cho căn nhà.
Một cây bưởi có tuổi đời khá lớn được trồng trước sân mang lại bóng mát cho căn nhà.
Phía trên mái nhà có một khoảng sân nhỏ, nối với sân gạch đỏ bằng một lối đi hẹp.
Phía trên mái nhà có một khoảng sân nhỏ, nối với sân gạch đỏ bằng một cầu thang hẹp.
Bà cất giữ lạt và một số dụng cụ trên phần mái của ngôi nhà.
Bà cất giữ lạt và một số dụng cụ trên phần mái của ngôi nhà.
Cầu thang nhỏ nổi liền sân trên mái nhà với sân gạch đóng nhiều rong rêu. Tuổi cao nên bà cũng hạn chế di chuyển lên xuống.
Cầu thang nhỏ nối liền sân trên mái nhà với sân gạch có nhiều rong rêu. Tuổi cao nên bà cũng hạn chế lên xuống.
Một phần không gian sinh hoạt bên trong ngôi nhà của nghệ nhân Trần Thị Phụng.
Một phần không gian sinh hoạt bên trong ngôi nhà của nghệ nhân Trần Thị Phụng. Bà còn giữ nhiều vật dụng có tuổi đời lên đến vài chục năm hoặc có khi hơn trăm tuổi.
Chiếc rương sắt cũ kỹ bà Phụng được bà nội của bà tặng khi còn nhỏ vẫn còn được lưu giữ. Năm nay bà 98 tuổi, đồng nghĩa chiếc rương này có thể đã hơn trăm tuổi vì theo lời bà đã có từ rất lâu.
Chiếc rương sắt cũ kỹ được bà nội của bà tặng khi còn nhỏ vẫn còn được lưu giữ. Năm nay bà 98 tuổi, đồng nghĩa chiếc rương này có thể đã hơn trăm tuổi vì theo lời bà đã có từ rất lâu.
Ngỡ rằng chiếc rương sắt này
Chiếc rương sắt này đựng cả "gia tài" của bà Phụng. Đó không phải vàng, bạc mà chính là trang phục đi hát quan họ, được bà gìn giữ cẩn thận suốt nhiều năm.
Chiếc thắt lưng màu đen này được bà mua từ năm 1938, khi bắt đầu đi hát quan họ.
Chiếc thắt lưng màu đen được bà mua từ năm 1938, khi bắt đầu đi hát quan họ. Thắt lưng dài khoảng 2 mét, các liền chị thường dùng để buộc ngang eo. 
Một chiếc thắt lưng khác màu trắng ngà, được mua vào năm 1945. Bà cho biết sắp tới đây sẽ có một đợt ghi hình về nghệ thuật quan họ nên sẽ mang những món đồ này ra sử dụng lại.
Một chiếc thắt lưng khác màu trắng ngà, được mua vào năm 1945. Bà cho biết sắp tới đây có một đợt ghi hình về nghệ thuật quan họ nên sẽ mang những món đồ này ra sử dụng lại. Thời đó, mỗi tháng đi làm người giúp việc bà được trả lương 5 hào. Phải mất đến vài tháng mới mua được chiếc thắt lưng nên bà giữ rất kỹ.
Chiếc yếm trắng cũng có tuổi đời rất lâu nhưng bà không nhớ chính xác năm bắt đầu dùng món đồ này.
Chiếc yếm trắng cũng có tuổi đời rất lâu nhưng bà không nhớ chính xác năm bắt đầu dùng món đồ này. Bà bảo mỗi món dù nhỏ nhưng đều quý giá với bà, vì chúng lưu giữ một thời tuổi trẻ, ghi dấu một đời hết lòng vì quan họ của bà.
Bà cũng có một số áo dài, áo bà ba hay tứ thân, nhưng bị một người quen lấy đem bán để chơi cờ bạc
Bà cũng có một số áo dài, áo bà ba và tứ thân, nhưng bị một người quen đem bán. Bà tiếc vì không giữ được chúng. Trong ảnh là chiếc áo dài màu nâu có tuổi đời khoảng 20 năm, đến nay vẫn còn được bà mặc mỗi khi đi biểu diễn hát quan họ.
Trong nhà treo khá nhiều bằng khen của nữ nghệ nhân với sự đóng góp cho quan họ trong 83 năm hoạt động.
Trong nhà treo khá nhiều bằng khen của nữ nghệ nhân vì sự đóng góp cho quan họ trong 83 năm hoạt động.
Nữ nghệ nhân được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân năm 2019. Hiện, bà sống nhờ lương của nhà nước.
Nữ nghệ nhân được trao tặng danh hiệu NNND năm 2019. Bằng khen này được bà đặt ở vị trí trung tâm. Hiện, bà sống nhờ lương của nhà nước.
Không gian nghỉ ngơi của nghệ nhân Trần Thị Phụng trong căn nhà  nhỏ. Bà vui vẻ cho biết có thể dùng tivi, biết bật điều hoà.
Nơi nghỉ ngơi của nghệ nhân Trần Thị Phụng trong căn nhà nhỏ. Căn nhà được đoàn thanh niên hỗ trợ tu bổ vào năm 2019.
Bà vui vẻ cho biết có thể dùng tivi, biết bật điều hoà.
Bà vui vẻ cho biết có thể dùng tivi, bật điều hoà.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI