Súng và trẻ em gây tranh cãi tại Giai điệu tự hào

01/06/2014 - 16:58

PNO - PNO - Giai điệu tự hào số 5 chủ đề Bé bé bằng bông nhân ngày Quốc tế thiếu nhi tiếp tục ghi nhận phần tranh cãi của Hội đồng bình luận.

edf40wrjww2tblPage:Content

Lỳ và sáo - bài hát của nhạc sĩ Văn Chung được giao cho hai giọng ca nhí là Tiến Quang và Vũ Song Vũ. Bản phối hiện đại cộng thêm việc xử lý thông minh và cách nhả chữ khá Tây của cả hai đã khiến ca khúc với tiết tấu chậm rãi nguyên gốc, trở nên mới mẻ hơn rất nhiều.

Sung va tre em gay tranh cai tai Giai dieu tu hao
Tiết mục Lỳ và Sáo gây tranh cãi tại Giai điệu tự hào

Tuy nhiên, đây là ca khúc mà hình ảnh chiến tranh hiện diện khá rõ: “Kia giặc đến/Gặp ai giết liền tay giết người đốt nhà/À à à à à à à kìa nhà cháy/Kìa người chết dân làng kháng chiến… Lỳ rình mò thấy lũ Tây lặc lè/Lỳ dang tay ném, ném tài sao tài gớm ghê/Lựu đạn rền vang Tây chết răng còn nhe…”.

Bài hát còn được dàn dựng rối bóng với những người lính cầm súng. Đây chính là những điểm mà trong phần bình luận ngay sau khi Tiến Quang và Vũ Song Vũ thể hiện xong bài hát, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến và nhiếp ảnh gia Na Sơn đã gay gắt cho rằng dù tác phẩm này rất hay nhưng không nên phổ biến với trẻ mà nên giới hạn phạm vi biểu diễn ca khúc ở không gian nghệ thuật nhất định. Lớp trẻ, nhất là các em thiếu niên nhi đồng không nên nghe những câu chuyện về bạo lực, về giết người như thế này.

Kết quả Giai điệu tự hào số 5:

Đưa cơm cho mẹ đi cày - Mỹ Anh - 85,91% bình chọn
Bé bé bằng bông - Kim Anh - 54,55% bình chọn
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng - Dàn hợp xướng thiếu nhi Trung tâm nghệ thuật Sol Art - 91,33% bình chọn
Chi đội em làm kế hoạch nhỏ - Tốp ca thiếu nhi Trung tâm nghệ thuật Sol Art - 50,59% bình chọn
Đi học - Hải Bột - 61,31% bình chọn
Mùa hoa phượng nở - Nhóm 5 dòng kẻ & Tốp ca thiếu nhi Nhà văn hóa Ba Đình - 94,41% bình chọn.

Trái lại, diễn viên Xuân Bắc cho rằng không thể nhầm giữa khái niệm tương thân tương ái, giúp người yêu người với việc đấu tranh. “Tôi nghĩ rằng hơn bao giờ hết chúng ta phải dạy cho trẻ em phải đổ máu vì những điều thiêng liêng và cao cả. Tôi rất thích câu: “Nhịn người nhịn tới mức không tổn hại tới sinh tồn thì thôi. Đấu tranh với người đấu tranh tới mức sinh tồn được thì thôi”. Nhạc sĩ ca khúc đã chỉ rõ rằng giặc ngoại xâm chiếm nước ta, giết người, đốt nhà. Vậy thì ta phải cầm súng bắn được thằng nào thì bắn vì không bắn nó nó sẽ bắn ta, mình là phe chính nghĩa” - Xuân Bắc kiên quyết.

Nhẹ nhàng hơn, nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích thì lý giải: “Thực ra, ta chẳng muốn cầm súng làm gì, chính kẻ thù ấn súng vào tay ta. Cần những hy sinh như vậy trong việc dạy con trẻ trong ý kiến của Xuân Bắc tôi rất thích thú, tôi cho rằng chúng ta phải làm như vậy. Còn bàn rộng quá về những vấn đề lịch sử và bài ca ấy đến hôm nay còn đáng sống hay không là chuyện quá dài”.

Riêng về việc hình ảnh rối bóng với người lính Mỹ khoác súng trên vai cũng do hai em bé khác đảm nhiệm. Bà Trần Thị Minh Thái cho rằng nếu không minh họa như thế, bài hát sẽ không có tác dụng. Cuộc tranh luận dừng ở đó mà không đi đến thống nhất nào và khán giả tiếp tục bị bỏ lửng giữa tư duy của thế giới văn minh - không để trẻ em nhìn thấy, tiếp cận với bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào với tư duy về chiến tranh vệ quốc - hy sinh đến con người cuối cùng. Dù sao thì, ngay cả trong chiến tranh, vẫn có nhiều người cho rằng trẻ em nên được giữ tránh xa khỏi không gian bạo lực.

VÕ HÀ
(Ảnh BTC cung cấp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI