Sát hòa đàm Syria, Nga-Mỹ tấn công mãnh liệt trên thực địa

18/02/2016 - 08:03

PNO - Càng sát tới ngày thảo luận thực thi lệnh ngừng bắn Syria, thì các bên Nga - Mỹ càng không kích mãnh liệt trên chiến trường để tạo vị thế.

Nga vững thế trên chiến trường Syria

Hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Nga đưa tin, một nhóm công tác của quân đội nước này và Mỹ ngày 19/2 sẽ lần đầu nhóm họp, để thảo luận về việc thực thi một lệnh ngừng bắn ở Syria.

Khi được hỏi về việc Đức đề xuất thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Syria, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov khẳng định: "Không có quyết định về bất cứ vùng cấm bay nào có thể được đưa ra mà không có sự nhất trí của nước chủ nhà và quyết định hữu quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".

Sat hoa dam Syria, Nga-My tan cong manh liet tren thuc dia
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov. (Nguồn: sputniknews.com)

Trên chiến trường, càng sát tới ngày thảo luận thực thi lệnh ngừng bắn Syria, thì các bên Nga - Mỹ càng không kích mãnh liệt trên chiến trường. Động thế này của các bên nhằm tạo lợi thế trên bàn đàm phán, rõ ràng nước nào chiến thắng trên thực địa thì sẽ có tiếng nói trọng lượng hơn.

Về phía Nga, Moscow thể hiện rõ tầm ảnh hưởng, vai trò anh cả trong chiến dịch tiêu diệt Tổ chức khủng bố Hồi giáo (IS) tự xưng. Theo Đại tướng Igor Konashenkov - Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết, chỉ trong vòng 1 tuần qua (10-16/2), các máy bay chiến đấu của nước này đã tiến hành 444 đợt không kích và tấn công 1.593 mục tiêu của khủng bố ở các tỉnh Deir ez-Zor, Daraa, Homs, Latakia và Aleppo ở Syria.

Sat hoa dam Syria, Nga-My tan cong manh liet tren thuc dia
Nga không kích tại tỉnh miền tây Syria.

Tướng Igor Konashenkov tiết lộ thêm rằng, đã có 800km2 lãnh thổ và 73 ngôi làng tại Syria được giải phóng kể từ đầu tháng 2.

Cũng trong ngày 16/2, Không quân Syria cùng với các máy bay Nga đã thực hiện 45 cuộc không kích nhằm vào khủng bố tại Darayya.

Quân đội Syria đã tấn công hai điểm chốt trên hướng về sân bay quân sự Tabaqa thuộc tỉnh Al-Raqqa. Với tốc độ tấn công chớp nhoáng của Nga và các lực lượng tại Syria đã khiến cho tổ chức khủng bố tại Syria thực sự trải qua chuỗi ngày khiếp đản.

Nga và Syria cũng đã tiêu diệt một nhóm phiến quân gồm khoảng 300 "tân binh" sau khi chúng từ Thổ xâm nhập vào lãnh thổ Syria hôm 17/2. Moscow đã không kích ngày đêm, kết hợp với các lực lượng Syria dồn khủng bố về hướng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ khi Nga chính thức triển khai quân sự, thực hiện vai trò tiêu diệt khủng bố tại Syria vào tháng 9/2015. Vai trò, vị thế của Nga trên chiến trường Trung Đông không phải bàn cãi và chính NATO, Mỹ cũng như các nước phải công nhận.

Mỹ vớt vát trên chiến trường Lybia

Còn Mỹ, để tạo lợi thế trên bàn đàm phán trong cuộc hòa đàm Syria tới đây, Washington chọn cách đổ quân vào Libya, nơi Nga và các nước đồng minh chưa để tâm.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại bang California (Mỹ) hôm 16/2, Tổng thống Barack Obama nói rõ, Mỹ sẽ hợp tác với các đối tác trong liên minh để tìm kiếm và nắm bắt cơ hội ngăn chặn IS, xây dựng thành trì tại Libya. Hiện tại Mỹ đã có một kế hoạch hành động và mục tiêu rõ ràng về vấn đề này.

Sat hoa dam Syria, Nga-My tan cong manh liet tren thuc dia
Các chiến binh IS gia tăng tại Libya. (Nguồn: aljazeera.com)

Libya được cho là luôn thiếu vắng một chính phủ thực sự kể từ khi phe nổi dậy và lực lượng không quân của các nước phương Tây tiến hành lật đổ cựu lãnh đạo Gaddafi năm 2011. Đến nay, sự hiện diện của Washington tại đây vẫn chỉ giới hạn ở các cuộc không kích nhỏ lẻ và thu thập thông tin tình báo.

Từng trao đổi với báo giới, các quan chức quân đội Mỹ cũng khẳng định việc đưa quân vào Libya là cần thiết và hết sức nghiêm trọng.

Vị quan chức này cho nhận định, hành động ở Libya là rất cần thiết, trước khi nước này trở thành nơi ẩn náu của IS và việc đánh bại chúng trở nên cực kỳ khó khăn. Và Mỹ không muốn tình hình sẽ diễn ra như ở Iraq hay Syria.

Trước đó, trong một đợt không kích nhằm tiêu diệt IS tại Lybia ngày 13/11/2015, quân đội Mỹ đã tiêu diệt được Abu Nabil, thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo ở Libya, mang quốc tịch Iraq, thường được gọi là Wissam Najm Abd al Zayd Zubaydi.

Cuộc không kích của Lầu Năm Góc đã được thực hiện theo kế hoạch và xảy trước trước vụ tấn công khủng bố tại Paris tối 13/11. Cái chết của Nabil được đánh giá là sẽ làm suy yếu khả năng IS đạt được mục tiêu chúng đã đề ra ở Lybia bao gồm việc tuyển dụng, thành lập căn cứ, lập kế hoạch tấn công,...

Giới chuyên gia nhận định rằng, đây là sự lựa chọn thông minh cứu vớt khi uy tín của Mỹ tại chiến trường Syria đang tụt giảm nghiêm trọng. Thậm chí tại Syria, Lầu Năm Góc còn bị tố cáo cung cấp vũ khí, không kích hời hợt IS.

Chỉ có tham gia không kích IS ở Lybia mới có thể khiến Mỹ được đánh giá cao, tạo thế cân bằng với Nga. Nếu muốn tạo nên chiến tích, báo công với thế giới Washington sẽ khó có thể vượt qua cái bóng của Moscow tại đây.

Yên Sở

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI