'Sắc phong' một tai nạn

12/07/2015 - 08:38

PNO - PN - Chiều 9/7, Sở Y tế Hà Nội trao bằng khen cho 19 cán bộ y tế có nguy cơ phơi nhiễm HIV sau nỗ lực giành sự sống cho một bệnh nhân. Tinh thần trách nhiệm trong việc cứu người của ê-kíp ca mổ đó thật đáng trân trọng và cảm...

edf40wrjww2tblPage:Content
'Sac phong' mot tai nan

Việc phải lập tức bằng mọi giá cứu một bệnh nhân nguy kịch là phản xạ tất nhiên của bất cứ thầy thuốc nào có lương tri nghề nghiệp. Tiếc rằng chúng ta sống trong thời buổi lòng tin bị thất thoát ở mọi nơi chốn, hàng ngày chúng ta vẫn phải nghe những thông tin bệnh nhân bị quát mắng hạch sách ở các bệnh viện, có những cái chết “ất ơ” ngay sau khi gây mê, phẫu thuật bộ phận này lại cắt sang bộ phận khác…

Tất cả những điều tệ hại đang ngày ngày diễn ra trong sự vô cảm của xã hội và y giới, khiến phản xạ tất nhiên của y đức và lòng từ mẫu của lương y bỗng thành quý hiếm.

Câu chuyện 19 cán bộ y tế phải đối diện với nguy cơ bị phơi nhiễm HIV sau khi thực hành việc cứu chữa cho một bệnh nhân, tôi thấy đáng ái ngại hơn là tự hào. Ê-kíp mổ bị đẩy vào một tình thế tai nạn, đó là kết quả của sự thiếu phòng vệ an toàn lao động. Tôi tin không ai chủ động và mong muốn được dấn thân vì nghề nghiệp theo cách… lãng xẹt như thế.

Tôi sẽ không đặt vế so sánh giữa an toàn của 19 y bác sĩ (trong đó có ba thai phụ) với bên kia là một bệnh nhân bị nhiễm HIV hơn 10 năm. Vì mạng sống của bất cứ ai cũng đều quý giá, bất kể thân phận, địa vị hay hoàn cảnh bệnh tật của họ. Chúng ta vẫn tuyệt vọng trong nỗ lực duy trì sự sống cho những người biết chắc là sẽ chết đó thôi - điều cảm động ấy là một thứ đạo đức nhân bản. Nhưng không có nghĩa để cứu người, thì được phép sơ suất an toàn tính mạng của những người đang khỏe.

Đội ngũ nhân viên y tế đối diện hàng ngày với muôn vàn nguy cơ lây nhiễm và phơi nhiễm. Chính vì vậy, an toàn lao động trong ngành y được chuẩn hóa bằng một bộ quy định hết sức khắt khe và kỹ lưỡng. Trước khi trở thành một thầy thuốc giỏi, bất cứ nhân viên y tế nào cũng phải nằm lòng quy chuẩn ấy như kiến thức cơ bản, tối thiểu khi hành nghề. Và phải thực hiện quy chuẩn an toàn ấy với thái độ nghiêm túc nhất, như cách họ đối xử với chính sinh mạng của mình.

Ê-kíp mổ không trang bị đủ bảo hộ lao động, thậm chí sai quy trình phòng tránh lây nhiễm (có nhiều kỹ thuật viên không mang găng tay trong suốt ca phẫu thuật). Nói thêm, bảo hộ lao động ngành y không chỉ để tránh lây nhiễm từ bệnh nhân, mà còn phòng ngừa nguy cơ truyền bệnh từ cán bộ y tế sang người bệnh. Việc không mang găng tay là vi phạm quy chuẩn vô trùng của phòng mổ, đó là một sự cẩu thả không được phép!

Quyết định khen thưởng đột xuất cho 19 cán bộ y tế trong tình huống xử lý kịp thời bệnh nhân nhiễm HIV - liệu có đáng gọi là “thành tích xuất sắc” như Sở Y tế Hà Nội “sắc phong” hay không, khi bản chất sự việc là một sai sót về an toàn lao động?!

QUỲNH LAM

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI