Những bệnh viện cổ xưa còn lại ở Sài Gòn

03/01/2021 - 06:54

PNO - Được xây dựng từ rất lâu nhưng những bệnh viện dưới đây vẫn giữ được vẻ đẹp riêng của mình khi nằm cạnh các dãy nhà hiện đại.

Bệnh viện Nhi Đồng 2

Tháng 2.1859, quân viễn chinh Pháp đánh chiếm Sài Gòn

Năm 1867, một cơ sở y tế do quân đội Pháp được xây dựng trên mảnh đất của Bệnh viện Nhi đồng 2 ngày nay với tên gọi Bệnh viện Hải Quân. Năm 1873, nơi đây bắt đầu nhận bệnh để phục vụ cho cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp.

Qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, bệnh viện lần lượt đổi tên thành Bệnh viện Quân Đội, Bệnh viện Grall, Bệnh viện Đồn Đất. Từ năm 1958, Bệnh viện Đồn Đất trở thành bệnh viện dân sự, với 560 giường, do Pháp quản lý. Nhân dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/1978, bệnh viện trở thành Bệnh viện Nhi đồng 2 cho đến nay.
Qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, bệnh viện lần lượt đổi tên thành Bệnh viện Quân Đội, Bệnh viện Grall, Bệnh viện Đồn Đất. Từ năm 1958, Bệnh viện Đồn Đất trở thành bệnh viện dân sự, với 560 giường, do Pháp quản lý. Nhân dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/1978, bệnh viện trở thành Bệnh viện Nhi đồng 2 cho đến nay.
Bệnh viện Nhi đồng 2 tọa lạc trên một khu đất cao với diện tích 8,6 ha, giáp bốn mặt tiền đường: Lý Tự Trọng, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Du và Hai Bà Trưng ở quận 1. Đây từng là nơi làm việc của nhiều bác sĩ nổi tiếng của thế giới như: Albert Calmette, Alexandre Yersin. Hiện n
Bệnh viện Nhi đồng 2 tọa lạc trên một khu đất cao với diện tích 8,6 ha, giáp bốn mặt tiền đường: Lý Tự Trọng, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Du và Hai Bà Trưng ở quận 1. Đây từng là nơi làm việc của nhiều bác sĩ nổi tiếng của thế giới như: Albert Calmette, Alexandre Yersin.
Hàng me cổ thụ với tuổi đời hơn trăm năm vẫn xanh tốt
Bệnh viện có lối kiến trúc của Pháp, gồm các tòa nhà thấp tầng, lợp ngói, bố trí rải rác khắp khuôn viên. Diện tích xây dựng là 2 hecta, phần còn lại là mảng xanh và cây cỏ. Những hàng cây me thẳng tắp (cách nhau đúng 3 m) trong khuôn viên bệnh viện được xem là hàng cây me cổ thụ đẹp nhất Việt Nam.
Trong khuôn viên bệnh viện, có nhưng gốc me phải đến 2 người ôm mới vừa
Hàng me cổ thụ với tuổi đời hơn trăm năm vẫn xanh tốt.Trong khuôn viên bệnh viện, có những gốc me phải đến 2 người ôm mới xuể.
Lần đầu tiên tại TP.HCM, một cơ sở y tế được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố, đó là Bệnh viện Nhi đồng 2, có tuổi đời gần 150 năm.

Với tuổi đời hơn 150 năm, Bệnh viện Nhi đồng 2 trở thành cơ sở y tế đầu tiên tại TPHCM được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2016. Buổi đầu hình thành, nơi đây chỉ có những công trình được làm bằng vật liệu nhẹ như gỗ, ván… Sau đó, nơi đây được xây dựng lại theo mô hình kiến trúc của Pháp với vườn rộng, nhiều cây cối đan xen các tòa nhà cổ kính, nhà nguyện.

Nhiều dãy nhà thấp tầng, mái lợp ngói, nhiều cửa sổ gỗ dạng vòm, lá sách; hành lang thông thoáng phù hợp với công năng sử dụng và miền khí hậu nhiệt đới. Đặc biệt là các vật liệu như ốc vít, dầm sắt, gạch… chủ yếu vận chuyển từ Pháp sang kết hợp với vật liệu bản địa.

Bệnh viện Từ Dũ

Tiền thân của bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy) ra đời vào năm 1923.
Tiền thân của Bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy) ra đời vào năm 1923.
Đến năm 1937, thương gia người Hoa là Hui Bon Hoa (tức chú Hoả) đã hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ George Cartoux (người Pháp) làm giám đốc.
Đến năm 1937, thương gia người Hoa là Hui Bon Hoa (người dân Sài Gòn thân gọi là chú Hỏa) đã hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras (nay là đường Cống Quỳnh, quận 1, TPHCM) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do giáo sư bác sĩ George Cartoux, người Pháp làm giám đốc.
Do tình hình chiến tranh, nên khi xây dựng xong, bảo sanh viện bị quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân. Đến tháng 9 năm 1943, bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.
Do chiến tranh nên khi xây dựng xong, bảo sanh viện bị quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân. Đến tháng 9 năm 1943, bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.
Năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps còn dân chúng thường gọi là Nhà sanh Chú Hỏa. Đến năm 1948, bệnh viện được mang tên của thái hậu triều Nguyễn Từ Dụ, tuy nhiên đọc chệch là Từ Dũ và được đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ cho đến 1975.
Năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps còn dân chúng thường gọi là "Nhà sanh Chú Hỏa". Đến năm 1948, bệnh viện được mang tên của thái hậu triều Nguyễn - Từ Dụ, tuy nhiên người dân đọc chệch là Từ Dũ và được đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ cho đến 1975.
Về cơ sở vật chất: Vào thời gian đầu hoạt động năm 1943, bảo sanh viện vẫn chưa có cơ sở cận lâm sàng, cho đến 1946 mới đặt được một phòng thí nghiệm vi trùng học. Số lượng giường bệnh cũng tăng dần để phục vụ nhu cầu người dân. Năm 1962, bảo sanh viện có 300 giường, đến năm 1972 là 506 giường. Đến ngày 8 tháng 4 năm 2004, bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với tổng số giường là 1.000 giường.
Vào thời gian đầu hoạt động năm 1943, bảo sanh viện vẫn chưa có cơ sở cận lâm sàng, mãi đến năm 1946 mới đặt được một phòng thí nghiệm vi trùng học. Số lượng giường bệnh cũng tăng dần để phục vụ nhu cầu người dân. Năm 1962, bảo sanh viện có 300 giường, đến năm 1972 là 506 giường. Đến ngày 8 tháng 4 năm 2004, bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với tổng số 1.000 giường.
Ngày nay, Bệnh viện Từ Dũ được biết đến như một bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa của cả nước, đồng thời là trung tâm sản phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam. Từ năm 1998, được sự phân công của Bộ Y tế, bệnh viện chịu trách nhiệm là đơn vị hỗ trợ chuyên môn, chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh, thành khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng đến Cà Mau). Bệnh viện đang từng bước phát triển trở thành trung tâm chuyên sâu về sản phụ sơ sinh của cả nước.
Ngày nay, Bệnh viện Từ Dũ được biết đến như một bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa của cả nước, đồng thời là trung tâm sản phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam. Từ năm 1998, được sự phân công của Bộ Y tế, bệnh viện chịu trách nhiệm là đơn vị hỗ trợ chuyên môn, chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh, thành khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng đến Cà Mau). Bệnh viện từng bước phát triển trở thành trung tâm chuyên sâu về sản phụ sơ sinh của cả nước.

Bệnh viện Mắt TPHCM

Tiền thân của Bệnh viện Mắt TPHCM (với 4 mặt tiền đường: Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thông, ở quận 3) là Bệnh viện Saint Paul (Clinique Saint Paul) thời Pháp thuộc. Thời điểm đó, bệnh viện có những bác sĩ của Pháp trực tiếp điều trị, còn các soeur làm điều dưỡng.
Tiền thân của Bệnh viện Mắt TPHCM (với 4 mặt tiền đường: Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thông, ở quận 3) là Bệnh viện Saint Paul (Clinique Saint Paul) thời Pháp thuộc. Thời điểm đó, bệnh viện có những bác sĩ của Pháp trực tiếp điều trị, còn các soeur làm điều dưỡng.
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện bao gồm 25 khoa, phòng với đầy đủ các chuyên khoa sâu đáp ứng cho công tác khám và điều trị các bệnh lý về mắt cho nhân dân.
Bệnh viện do một kiến trúc sư người Pháp ở Sài Gòn xây dựng vào những năm 1930 - 1940. Lối kiến trúc với những ô cửa sổ màu xanh. Nếu ở các bệnh viện kiểu Pháp khác thường một trệt một lầu với lối nhà vườn thì bệnh viện này có tới 4 tầng.
Khuôn viên thiết kế xen lẫn các nhóm kiến trúc và cây xanh
Nhưng khuôn viên vẫn thiết kế cây xanh xen giữa bên trong.
Phòng họp của bệnh viện vẫn còn giữ kiến trúc của nhà nguyện ngày xưa. Khoảng dưới 100 người như cái nhà thờ nhỏ cho các soeur,
Phòng họp của Bệnh viện Mắt ngày nay vẫn còn giữ kiến trúc của nhà nguyện ngày xưa. Phòng họp trước đây là nhà thờ nhỏ với sức chứa khoảng 100 người.
Kiến trúc tu viện bệnh viện độc đáo,  và mặt bằng phòng này cũng được bố trí theo hình thánh giá, có đường lớn đi vào với 2 bên là 2 cánh.
Kiến trúc tu viện bệnh viện độc đáo và mặt bằng phòng họp cũng được bố trí theo hình thánh giá, có đường lớn đi vào với 2 bên là 2 cánh.
Bệnh viện lâu đời nhất ở TPHCM có thang máy, thời đó thang máy rất hiếm, bên trong thang máy, bên ngoài là những đường sắt uốn cong
Đây là bệnh viện lâu đời nhất ở TPHCM có thang máy. Thời điểm năm 1930 - 1940 việc một cơ sở có thang máy rất hiếm. Xung quanh bên ngoài thang máy là những đường sắt uốn cong.
Năm 1978, Bệnh viện Saint Paul được đổi tên thành Bệnh viện Mắt Điện Biên Phủ. Sau đó, nơi này tiếp tục được đổi tên thành Trung Tâm Mắt và thành Bệnh viện Mắt TPHCM từ năm 2002.
Năm 1978, Bệnh viện Saint Paul được đổi tên thành Bệnh viện Mắt Điện Biên Phủ. Sau đó, nơi này tiếp tục được đổi tên thành Trung Tâm Mắt và thành Bệnh viện Mắt TPHCM từ năm 2002. Nhưng ở phía trước cổng bệnh viện vẫn có dòng chữ giữ '"Clinique Saint Paul" ở phía trên.
Năm 1978,
Bệnh viện Mắt vẫn giữ lại các soeur để tham gia công tác điều trị cho người bệnh. Bệnh viện có 25 khoa, phòng với đầy đủ các chuyên khoa sâu.

Tam Nguyên

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI