Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể về người truyền cảm hứng sáng tác thơ ca cho mình

07/03/2023 - 17:30

PNO - Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng những bài thơ ông viết đều bắt nguồn cảm hứng từ tình yêu và lời dạy của mẹ, và viết về mẹ bao giờ cũng hay.

Ngày 7/3, tọa đàm “Hình tượng người mẹ trong thi ca Việt Nam” được tổ chức với sự tham dự của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tiến sỹ Đỗ Anh Vũ, nhà thơ Bình Nguyên Trang, cùng đông đảo các em học sinh.
Ngày 7/3, tọa đàm “Hình tượng người mẹ trong thi ca Việt Nam” được tổ chức với sự tham dự của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ, nhà thơ Bình Nguyên Trang, cùng đông đảo các em học sinh.
Tại buổi Tọa Đàm,nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có những chia sẻ xúc động về hình tượng người mẹ. Nhà thơ cho biết: “Mẹ tôi  không biết chữ nhưng lại thuộc hết Truyện Kiều. Nhờ “cô Kiều” mà bà lần theo mặt chữ, đọc được sách báo, tiểu thuyết. Bởi vậy, ông bảo “cụ Nguyễn Du là người đã dạy chữ cho mẹ tôi. Và chính mẹ là người truyền những cảm hứng sáng tác sau này cho tôi.”
Tại buổi tọa đàm, nhà thơ Trần Đăng Khoa (Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam) đã có những chia sẻ xúc động về hình tượng người mẹ. Nhà thơ kể về người mẹ của mình: “Mẹ tôi không đi học, không biết chữ, nhưng lại thuộc hết Truyện Kiều. Sau này, khi có trong tay cuốn sách in Truyện Kiều, bà lần theo từng câu thơ đã thuộc mà nhận ra mặt chữ, rồi dần biết đọc. Bởi vậy, cụ Nguyễn Du là người đã dạy chữ cho mẹ tôi. Và chính mẹ là người truyền những cảm hứng sáng tác sau này cho tôi”.
Trước thềm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), nhà thơ không chỉ kể những kỷ niệm về mẹ mà còn chia sẻ những bài thơ ông viết với cảm hứng từ tình yêu và lời dạy của mẹ.
Trước thềm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), nhà thơ không chỉ kể những kỷ niệm về mẹ, mà còn chia sẻ những bài thơ ông viết với cảm hứng từ tình yêu và lời dạy của mẹ.
 Trong câu chuyện của nhà thơ, người mẹ hiện lên dung dị như bao người phụ nữ nông thôn Bắc bộ tần tảo thế hệ trước. “Tình yêu đối với người mẹ là một đề tài lớn trong mọi loại hình văn học nghệ thuật, không riêng gì thi ca. Viết về mẹ bao giờ cũng hay. Mọi người cứ gọi tôi là 'tài thơ,' 'thần đồng thơ.' Thật ra không phải, tôi hiểu nhất. Những bài thơ của cậu Khoa chỉ là lời ăn, tiếng nói hàng ngày, là lời kể lại những câu chuyện của mẹ, là sự ngẫm nghĩ về những lời dạy của mẹ mà thôi,” nhà thơ chia sẻ./.
Trong câu chuyện của nhà thơ, người mẹ hiện lên dung dị như bao người phụ nữ nông thôn Bắc bộ tần tảo thế hệ trước. “Tình yêu đối với người mẹ là một đề tài lớn trong mọi loại hình văn học nghệ thuật, không riêng gì thi ca. Viết về mẹ bao giờ cũng hay. Mọi người cứ gọi tôi là 'tài thơ,' 'thần đồng thơ.' Thật ra không phải. Những bài thơ của cậu Khoa chỉ là lời ăn, tiếng nói hàng ngày, là lời kể lại những câu chuyện của mẹ, là sự ngẫm nghĩ về những lời dạy của mẹ...”, nhà thơ chia sẻ.

 

Tại tọa đàm, tiến sỹ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ cũng đã khái quát hình ảnh người mẹ trong thi ca Việt Nam, từ những câu ca dao cho đến những vần thơ thời kháng chiến rồi những tác phẩm hiện đại. Ông cho rằng độc giả dễ dàng bắt gặp những vần thơ lục bát rất hay về mẹ, như một sự nối dài cảm xúc từ những câu ca dao trong lời ru của mẹ.
Tại tọa đàm, tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ cũng đã khái quát hình ảnh người mẹ trong thi ca Việt Nam, từ những câu ca dao cho đến những vần thơ thời kháng chiến, rồi những tác phẩm hiện đại. Ông cho rằng độc giả dễ dàng bắt gặp những vần thơ lục bát rất hay về mẹ, như một sự nối dài cảm xúc từ những câu ca dao trong lời ru của mẹ.
Các em học sinh hào hứng lắng nghe những chia sẻ của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Các em học sinh hào hứng lắng nghe những chia sẻ về mẹ.
giao lưu với các em học sinh tham dự tọa đàm
Những tác phẩm hay và ý nghĩa về mẹ đến từ các bạn học sinh.
Theo các nhà thơ, nuôi dưỡng cảm xúc để gieo những vần thơ đẹp là một ý tưởng tuyệt vời để văn chương đến gần với các em học sinh hơn. 
Theo các nhà thơ, nuôi dưỡng cảm xúc để gieo những vần thơ đẹp là một ý tưởng tuyệt vời để văn chương đến gần với các em học sinh hơn. 

Thu Trang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI