Nhà bác học Albert Einstein làm gián điệp cho Liên Xô vì mối tình với nữ điệp viên?

14/06/2016 - 19:56

PNO - Năm 1950, FBI đã khẳng định, nhà bác học Albert Einstein làm nội gián cho phía Liên Xô và bí mật lập hồ sơ theo dõi, điều tra để buộc tội ông.

Năm 1935, nhà bác học lỗi lạc Einstein đang công tác tại đại học Priceton của Hoa Kỳ. Chính tại đây ông đã bị tiếng sét ái tình làm cho mê mẩn.

Tiếng sét ái tình và xuất thân bí ẩn

Margarita lộng lẫy và đầy quyến rũ. Bà khiến tất cả đàn ông đều si mê khi gặp mình, trong đó có không ít nhân vật nổi tiếng như nhạc sĩ Sergey Rakhmaninov, danh ca Feodor Shaliapin.

Ở nửa bên kia của địa cầu, nhà vật lý người Mỹ gốc Đức – Do Thái, có đóng góp lớn cho việc xây dựng ngành cơ học lượng tử và cơ học thống kê, Albert Einstein, đã lọt vào mắt xanh của không ít thiếu nữ.

Vậy mà, số phận run rủi đã đưa hai trái tim đồng điệu lên cùng một con thuyền tình ái.

Nha bac hoc Albert Einstein lam gian diep cho Lien Xo vi moi tinh voi nu diep vien?
Einstein và Margarita ở Mỹ

Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 6/1935, trường Priceton có nhã ý tạc một bức tượng Eintein để trưng bày. Họ đã mời nhà điêu khắc tài hoa người Liên Xô là Conencov thực hiện bức tượng này.

Margarita là vợ không chính thức của Conencov. Einstein ngay lập tức bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của bà.

Thực chất, đây là một chuyến công tác mật của nữ gián điệp người Liên Xô Lukas (mật danh của Margarita) mà nước Mỹ không hề hay biết.

Nha bac hoc Albert Einstein lam gian diep cho Lien Xo vi moi tinh voi nu diep vien?
Nữ điệp viên Liên Xô khiến nhà bác học lỗi lạc say đắm.

Cơ quan tình báo Liên Xô nhân cơ hội này đã ra lệnh cho điệp viên  làm quen với Albert Einstein để lấy thông tin về nguyên lý chế biến bom nguyên tử.

Lukas nhận chỉ thị trực tiếp từ Lisa Zarubina – vợ của trưởng cơ quan tình báo Liên Xô ở Mỹ.

Ban đầu, Margarita Konenkova nghĩ đây cũng chỉ là một trong những nhiệm vụ mà bà phải hoàn thành như bất kỳ các nhiệm vụ trước đó.

Nhưng bản thân của Margarita Konenkova cũng không ngờ rằng, bà lại bị thu hút bời sự tài giỏi và phong cách nói chuyện thông minh, hài ước của Albert Einstein. Và dù đây là lần gặp đầu tiên nhưng cả hai đều cảm thấy bị sét đánh, tình trong như đã….

Lúc này, Albert Einstein không hề biết Margarita Konenkova là một nữ gián điệp ngầm của Liên Xô đang hoạt động tại Mỹ, mà chỉ biết Margarita Konenkova là một phụ nữ xinh đẹp thông minh đang có những hoạt động tích cực trong các phong trào phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Tháng 5/1940, cả châu Âu chìm trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Vào thời kỳ đầu của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tổ quốc của Margarita phải gánh chịu những tổn thất nặng nề.

Nha bac hoc Albert Einstein lam gian diep cho Lien Xo vi moi tinh voi nu diep vien?
Chiến sự ác liệt châu Âu năm 1940

Trong thời gian nhà điêu khắc hoàn thành bức tượng đá Albert Einstein thì Margarita Konenkova đã cùng nhân dân Liên Xô sinh sống tại Mỹ yêu chuộng hòa bình xuống đường tham gia phong trào phản chiến.

Nhờ những cống hiến tích cực của mình mà Margarita Konenkova đã được bầu làm tổng thư ký hiệp hội trợ giúp Liên Xô tại Mỹ. Hình ảnh của Margarita Konenkova xuất hiện trên các trang báo nổi tiếng của Mỹ lúc bấy giờ, tiếng tăm của bà nổi lên như một mẫu người phụ nữ hiện đại.

Mối tình bí mật

Sau một thời gian dài giấu giếm tình cảm, Albert Einstein đã dũng cảm đưa ra lời hẹn hò chính thức cùng Margarita Konenkova và nhận được sự đồng ý e thẹn một tuần sau đó.

Bắt đầu từ đây, Albert Einstein và Margarita Konenkova qua lại với nhau một cách hết sức bí mật. Những bức thư bí mật đưa đi đưa lại và tình cảm bị dồn nén càng làm cho cả Albert Einstein và Margarita Konenkova cảm thấy tình yêu của mình dành cho người kia ngày càng da diết cháy bỏng.

Khi thời gian hoàn thành bức điêu khắc sắp đến gần, Albert Einstein lo sợ không được ở bên người tình nữa. Hai người lên kế hoạch nói dối là cô bị bệnh phải ở lại Mỹ chữa trị một thời gian không thể về Liên Xô ngay được.

Với sự hỗ trợ bí mật của các bác sỹ đầu ngành của Mỹ lúc đó, Margarita Konenkova không khó khăn gì làm cho chồng cô tin khi bệnh án của cô có dấu đỏ của bệnh viện.

Và chồng Margarita đã trở về Liên Xô một mình vì công việc gấp, để lại người vợ xinh đẹp ở lại nước Mỹ.

Kể từ đây, hai người kết thúc những ngày tháng hẹn hò lén lút với nhau. Họ công khai mối quan hệ của mình, tình cảm bị dồn nén bấy lâu nay mới có cơ hội bùng cháy mạnh mẽ.

Không những thế, Albert Einstein còn thiết kế một chốn yêu đương ngay tại nơi làm việc của mình để dành cho những lần hẹn hò mây mưa của hai người.

Tình yêu hay trách nhiệm ?

Dù ở bên Albert Einstein, dành tình cảm chân thành và sâu đậm cho ông nhưng nhưng Margarita Konenkova vẫn không thể quên nhiệm vụ của mình.

Những thông tin mà Margarita Konenkova đưa về cho Cục Tình báo Liên Xô được khen ngợi rất nhiều nhưng cũng chính vì điều này đã làm cho Margarita Konenkova dằn vặt và đau khổ.

Bà không thể vì tình riêng mà quên đi nhiệm vụ liên quan đến vận mệnh của một dân tộc lớn mạnh.

Nha bac hoc Albert Einstein lam gian diep cho Lien Xo vi moi tinh voi nu diep vien?
Margarita Konenkova (ảnh trái) chụp cùng gia đình Einstein tại vườn nhà ông ở.


Ngày 6/8/1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki đã dấy lên một phong trào phản đối chính phủ Mỹ kịch liệt trên thế giới.

Lúc này, Cục tình báo Liên Xô càng giục Margarita Konenkova phải nhanh chóng có được nguyên lý chế tạo bom nguyên tử để phá tan thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mỹ trên thế giới. Mà người nắm giữ nguyên lý chế tạo đó lại là nhà bác học Albert Einstein.

Nha bac hoc Albert Einstein lam gian diep cho Lien Xo vi moi tinh voi nu diep vien?
Ngày 6/8/1945, một máy bay ném bom B-29 của Mỹ đã ném bom nguyên tử “Little Boy” đầu tiên trên thế giới xuống thành phố đông dân Hiroshima của Nhật Bản. Chỉ ba ngày sau đó, quả bom thứ hai là “Fat Man” được thả xuống Nagasaki.

Giữa tháng 8/1945, Margarita Konenkova nhận lệnh phải làm ván bài lật ngửa với Albert Einstein rồi sau đó trở về Liên Xô.

Khi tiếp nhận tin đó, Margarita Konenkova đau đớn vô cùng, dù tiếp cận Albert Einstein là một nhiệm vụ nhưng tình yêu bà dành cho Albert Einstein cũng rất chân thành.

Cuối cùng, trong dằn vặt đau đớn, bà đã quỳ sụp xuống chân của Albert Einstein khóc nức nở và thổ lộ hết những bí mật mà bà phải giấu kín từ lâu.

Bà cầu xin ông hãy đi gặp Phó Lãnh sự Liên Xô tại Mỹ lúc bấy giờ để cung cấp nguyên lý chế tạo bom nguyên tử cho Liên Xô.

Đó thực sự là một cú sốc quá lớn. Tuy nhiên, bằng tình yêu vô bờ của mình dành cho Margarita Konenkova và cảm nhận được sự đau đớn tột cùng của bà, Albert Einste đã nhận lời.

Không ai biết chính xác Albert Einste đã cung cấp những thông tin giá trị nào cho Liên Xô hay không, nhưng một thời gian sau đó Liên Xô đã có được những tài liệu mật liên quan đến công nghệ mũi nhọn của Mỹ như chế tạo tên lửa đạn đạo và bom nguyên tử.

Ngay sau đó, cuộc tình trái ngang kết thúc tại đây. Tháng 12/1945 Margarita Konenkova trở về Liên Xô, người ta không thấy Albert Einste đưa cô ra sân bay nhưng lại thấy trên tay của Margarita Konenkova có đeo chiếc đồng hồ bằng vàng mà ông trao tặng.

Năm 1955, khi Albert Einste qua đời vì căn bệnh ung thư, mọi người có tìm thấy một tấm hình nhỏ của Margarita Konenkova trên túi áo ngực của ông.

Nha bac hoc Albert Einstein lam gian diep cho Lien Xo vi moi tinh voi nu diep vien?
Hai người dành cho nhau tình cảm sâu đậm cho tới lúc về với cõi chết

Năm 1980, Margarita Konenkova trước khi trở về cõi vĩnh hằng có đề nghị khi bà mất hãy đốt tất cả những tài liệu quan đến cuộc đời và sự nghiệp. Bà yêu cầu được mang theo bên mình 9 bức thư tình và chiếc đồng hồ bằng vàng của Albert Einste đã dành tặng.

Bị FBI khép tội gián điệp

Năm 1950, FBI đã khẳng định nhà bác học Albert Einstein làm nội gián cho phía Liên Xô và bí mật lập hồ sơ theo dõi, điều tra để buộc tội ông.

Tuy nhiên, mãi đến ngày 9/9/1983, báo New York Times đăng thông tin: “FBI đã xác nhận Albert Einstein từng làm gián điệp" thì mọi việc mới được vỡ lẽ.

Ngày 10/2/1950, Mỹ đã bắt giữ  Klaus Fuchs, người được Albert Einstein giới thiệu vào làm việc tại dự án Manhattan (dự án nghiên cứu và phát triển chế tạo ra những quả bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II) vì tình nghi làm gián điệp cho Liên Xô.

Sau vụ bắt giữ này, John Edgar Hoover, Giám đốc FBI, nghi ngờ rằng Albert Einstein đã giúp đỡ Liên Xô trong sản xuất vũ khí nguyên tử.

Vì vậy, ông cho người lập hồ sơ theo dõi để buộc tội Albert Einstein làm gián điệp cho Liên Xô.

Sau quá trình điều tra dài hạn theo dõi mọi động tĩnh của Albert Einstein, FBI đã thu được một tập hồ sơ dày đến 1800 trang. Việc này chỉ kết thúc khi ông qua đời ở tuổi 76, vào tháng 4/1955.

Sau khi nhà khoa học thiên tài này mất đi, 1800 trang hồ sơ đã được lập đã không còn giá trị và bị cất vào kho lưu trữ của FBI.

Minh Châu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI