Người Huế kịch liệt phản đối game show xuyên tạc văn hóa Huế

01/12/2021 - 22:22

PNO - Ngày 1/12, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế lên tiếng trước “những câu ngây ngô” của chàng trai Huế trong game show 'Hành lý tình yêu'.

Theo ý kiến cá nhân của ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế, phần lớn người Huế xem clip này sẽ cảm thấy văn hóa Huế đang bị xúc phạm vì sự non nớt về hiểu biết văn hóa và thủ thuật cường điệu đã bị lạm dụng quá đáng.

“Đây là một trò câu view lộ liễu và bẩn. Nếu giả sử có một chàng trai Huế tư duy ấu trĩ như trong chương trình thì ông đạo diễn và ê kíp kia, thay vì giãy đành đạch phản đối chàng trai, cần phải giãy để chương trình này đừng lên sóng”, ông Định chỉ trích.

Đối với người Huế mỗi lần có dịp giõ, chạp khi cúng xong con cháu ngoại, gồm cả cháu luôn được đón tiếp niềm nở và dùng mâm cỗ trước cả cháu nội trai
Đối với người Huế mỗi lần có dịp giỗ, chạp sau khi cúng xong con cháu ngoại, gồm cả cháu gái, trai, dâu, rể luôn được đón tiếp niềm nở, có khi còn dùng bữa trước cả con cháu nội

Ngoài ra, ông Định cũng nói thêm, Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa diễn ra với thông điệp được nhấn mạnh: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Để "dọn đường" cho quốc dân gìn giữ và xây dựng một nền văn hóa tốt đẹp, văn minh, cần phải loại bỏ khỏi xã hội những chương trình nhân danh văn hóa để làm những điều vô văn hóa, cần lên án những kẻ nhân danh là người làm văn hóa để "làm tiền" văn hóa.

Hơn 10 năm làm trưởng tộc Hồ Ngọc  ba tôi luôn duy trì nề nếp gia phong gia đình người Huế xưa, ông khẳng định không có chuyện phân biệt trai gái, và con, cháu gái ăn giõ từ thức ăn thừa từ mâm trên
"Không có chuyện phân biệt con trai gái, đồng thời không có chuyện con gái ăn giỗ từ thức ăn thừa của mâm trên".

Trong hai ngày qua, trên cộng đồng mạng xã hội đã phản ứng kịch liệt chương trình Hành lý tình yêu (tập 4) khi nhân vật nói giọng Huế có quan điểm cực đoan kiểu "sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai".

Bức xúc khi xem chương trình này, bạn Nguyễn Huỳnh Anh Thi ở TP, Huế đã nhận xét: Lại là những kịch bản câu view mà không tập trung vào chất lượng để truyền tải giá trị hữu ích. Một thực trạng đáng buồn. Trong khi đó cần xem lại ban tổ chức và những người làm chương trình và cả khách mời tham gia chương trình phải lựa chọn người tham gia thực sự có văn hoá, nhất là chương trình văn hoá giải trí xong phải có tính giáo dục và định hướng..."Đừng vì câu like, câu view mà xúc phạm người Huế nói chung và con trai Huế nói riêng", Bạn Thi  chia sẻ.

Công Hoàng xuất hiện trong chương trình với thông điệp 'Chúng ta sẽ ly hôn nếu em không sinh được con trai'.
Công Hoàng xuất hiện trong chương trình với thông điệp "Chúng ta sẽ ly hôn nếu em không sinh được con trai". Ảnh: Chụp từ màn hình

Trong lúc đó, bạn Tôn Hân nhận xét “Chương trình, gameshow nào cũng có đạo diễn và kịch bản, nhưng đạo diễn này đã quá ấu trĩ, khi đưa ra một kịch bản xúc phạm đến văn hóa của mỗi vùng miền. Chương trình chiếu trên VTV3 chẳng để giải trí, mà để bôi nhọ, giễu cợt văn hoá riêng của tỉnh thành có đáng để phát sóng… hay đây là chiêu trò mà ông đạo diễn đưa chương trình đến gần quần chúng hơn với sự tẻ nhạt thiếu hiểu biết như thế”, bạn Hân bức xúc.

Bất chấp mưa rét, các bạn trẻ xứ Huế đã tình nguyện lên tuyến đầu truy vết các F0 cộng đồng tăng cao
Bất chấp mưa rét, các bạn trẻ xứ Huế tình nguyện lên tuyến đầu truy vết các F0 cộng đồng tăng cao

Là người nhiều năm nghiên cứu văn hóa Huế, ông Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng có thể nhiều người hiện vẫn có tư tưởng mong sinh được con trai để nối dõi nhưng không đến mức nghiêm trọng như vậy. Thậm chí, ông Hoa nói ở Huế còn xuất hiện xu hướng ngược lại "trọng nữ hơn nam" trong việc sinh con cái. "Nhiều gia đình Huế còn nói đùa có con trai chết thì sướng còn có con gái sướng đến chết, ngụ ý nói con trai sẽ thờ tự sau khi cha mẹ khuất núi, còn con gái sẽ chăm sóc cha mẹ nhiều hơn khi còn sống.

Một căn nhà vườn tại Kim Long TP. Huế
Một căn nhà rường tại Kim Long TP. Huế

Nói vui vậy để biết ở Huế hiện nay không còn chuyện “trọng nam khinh nữ” như thời phong kiến nữa", ông Hoa nói. Còn chuyện "mâm trên, mâm dưới", ông Hoa nói rằng "đây là chuyện tào lao". Theo ông Hoa, có thể việc "mâm trên, mâm dưới" có xuất hiện trong những nhà quan lại, hoàng tộc xưa. "Theo thiết kế nhà rường xứ Huế, gian giữa căn nhà là nơi rất trang trọng nên có thể là nơi ăn uống của những bậc cao tuổi trong gia đình. Còn con cái bất kể trai hay gái đều có thể ăn ở gian nhà phụ phía sau, có thể là gian bếp với bà mẹ", ông Hoa diễn giải.

Ngôi nhà vườn ở Từ đường họ Thái ở Kim Long
Từ đường họ Thái ở Kim Long, một trong những ngôi nhà vườn tiêu biểu của xứ Huế

Còn chuyện "mâm trên ăn thừa còn lại sẽ đưa xuống cho mâm dưới ăn", ông Hoa khẳng định "văn hóa Huế, người Huế không có chuyện đó".

Thuận Hóa 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI