Hy vọng sự sống trên hành tinh cách Trái Đất 31 năm ánh sáng

05/08/2019 - 07:52

PNO - Sau khi hoàn thành năm quan sát đầu tiên trên bầu trời phía nam, Vệ tinh Khảo sát Exoplanet (TESS) của NASA vừa phát hiện ra một số hành tinh exo mới đầy hứa hẹn, chỉ cách Trái đất 31 năm ánh sáng.

“Hành tinh exo” hay ngoại hành tinh là khái niệm dùng chỉ các hành tinh quay quanh những ngôi sao bên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta. Nhóm hành hành tin exo mới được phát hiện quay quanh một ngôi sao lùn M, gọi là GJ 357 trong chòm sao Hydra.

Ngôi sao này mát hơn 40% so với Mặt Trời của chúng ta với khối lượng và kích thước chỉ bằng một phần ba Mặt Trời. Nghiên cứu mô tả ba hành tinh đã được công bố cuối tháng 7 trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.

Hy vong su song tren hanh tinh cach Trai Dat 31 nam anh sang
Ảnh minh họa vệ tinh TESS của NASA

Hành tinh exo đầu tiên được phát hiện xung quanh ngôi sao là GJ 357 b. Nó to hơn 22% và có khối lượng lớn hơn 80% so với Trái đất. Hành tinh ở gần ngôi sao chính hơn 11 lần so với khoảng cách giữa sao Thủy và Mặt Trời, và các nhà nghiên cứu ước tính rằng nó có nhiệt độ trung bình là 254oC. Điều này không bao gồm bất kỳ hiệu ứng nhà kính tiềm năng nào của bầu khí quyển nếu có. GJ 357 b hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao chính trong vỏn vẹn 3,9 ngày.

Enric Pallé, đồng tác giả nghiên cứu, nhà vật lý thiên văn tại Viện Vật lý thiên văn của Quần đảo Canary nói: " Chúng tôi mô tả GJ 357 b là một ‘Trái đất nóng’. Mặc dù nó không thể duy trì sự sống, đây là hành tinh exo gần thứ ba từng được biết đến, và là một trong những hành tinh đá tốt nhất mà chúng ta có để đo thành phần bầu khí quyển nếu có".

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra nhiều tín hiệu của các hành tinh exo trong hệ thống.

GJ 357 d, một siêu Trái đất có khối lượng gấp 6,1 lần Trái đất, thu hút rất nhiều sự quan tâm vì nó quay quanh ngôi sao ở khoảng cách mà nhiệt độ có thể phù hợp để hỗ trợ nước hóa lỏng trên bề mặt.

Diana Gossakowski, đồng tác giả nghiên cứu tại Max Planck, cho biết: "GJ 357 d nằm ở rìa ngoài của vùng có thể ở được của ngôi sao, nơi nó nhận năng lượng ổn định từ ngôi sao của nó tương tự như sao Hỏa nhận từ Mặt Trời.

Nếu hành tinh có bầu khí quyển dày đặc, sẽ cần các nghiên cứu trong tương lai để xác định liệu GJ 357 d có giữ đủ nhiệt để làm ấm hành tinh và cho phép nước dạng lỏng xuất hiện trên bề mặt của nó hay không".

Hy vong su song tren hanh tinh cach Trai Dat 31 nam anh sang
Ảnh minh họa siêu Trái Đất GJ 357 d

Hiện vẫn chưa rõ liệu siêu trái đất GJ 357 d có cấu thành từ đá giống như hành tinh của chúng ta hay không, nhưng nó quay một vòng quanh ngôi sao chính mất 55,7 ngày và có nhiệt độ -53 oC. Dù vậy, bầu không khí có thể làm cho ngôi sao ấm hơn. Đây là siêu trái đất đầu tiên ở khoảng cách gần có thể chứa sự sống.

Ở giữa hai hành tinh trên là GJ 357 c, nặng gấp 3,4 lần khối lượng Trái đất và hoàn thành một vòng quanh sao chính sau 9,1 ngày, nơi đậy đạt tới nhiệt độ 127 oC.

Rafael Luque, tác giả nghiên cứu, nghiên cứu sinh tại Viện Canary trên Quần đảo Canary (lãnh thổ của Tây Ban Nha ở Đại Tây Dương), người đứng đầu nhóm khám phá cho biết: "Theo một cách nào đó, những hành tinh này đã ẩn mình trong các phép đo được thực hiện tại nhiều đài quan sát trong nhiều năm. Phải nhờ đến TESS, chúng tôi mới thấy một ngôi sao thú vị, nơi khám phá ra chúng".

Tấn Vĩ (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI