DN cần quan tâm việc lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai

13/11/2013 - 15:10

PNO - PNO - Ngày 13/11, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp với giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu”.

edf40wrjww2tblPage:Content

DN can quan tam viec lap ke hoach quan ly rui ro thien tai

Quang cảnh hội thảo.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP.HCM nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH): từ năm 1960 đến năm 2005, nhiệt độ tăng lên khoảng 0,02 độ C, trong đó từ năm 1991 đến 2005 tăng lên khoảng 0,033 độ C.

Hiện tại, có 154 xã phường của TP.HCM đã thường xuyên ngập úng. Đến năm 2050, dự báo con số này sẽ lên đến 177, chiếm 61% diện tích thành phố (theo Trung tâm Quản lý môi trường quốc tế ).

Ngày 20/8/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam. Theo đó, đối với khu vực TP.HCM, nếu mực nước dâng thêm 75cm, sẽ có khoảng 204 km2 bị ngập (chiếm 10% tổng diện tích). Khi nước biển dâng 100cm, sẽ có khoảng 472 km2 bị ngập. Tại TP.HCM, cuối tháng 11/2009, triều cường đã đạt mức đỉnh trong vòng 50 năm qua - 1,57m đo tại kênh Đông Điền ở Nhà Bè.

Trong bối cảnh chung đó, TP.HCM cũng gia nhập và góp phần vào hoạt động của tổ chức C40 ( 40 thành phố lớn trên thế giới hoạt động về BĐKH).

Theo khảo sát của VCCI và Quỹ Châu Á tiến hành năm 2011, doanh nghiệp chịu mức độ rủi ro cao bởi thiên tai: 85% bị bão tấn công, 45% bị lũ lụt, 12% bị lốc xoáy; tỷ lệ thiệt hại lớn 60%, trong đó 5% DN chịu thiệt hại nặng nề; 30% ở mức nặng nề, chủ yếu bị thiệt hại về nhà xưởng, thiết bị và hàng hóa.

Bà Nguyễn Thái Thúy Hòa, Giám đốc huấn luyện Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến việc lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai, thiếu những ví dụ điển hình và những bài học thực tế phù hợp với tình huống Việt Nam; các kế hoạch thường vẫn chung chung, thiếu sự cụ thể và thậm chí chưa bao giờ được kiểm tra để áp dụng phù hợp với thực tế. Các DN vùa và nhỏ VN không quan tâm đến sự chia sẻ và hỗ trợ trong cộng đồng từ đó thiếu sự chuẩn bị cần thiết và hiệu quả để phòng và giảm thiểu tác động của thiên tai.

Theo bà Hòa, các doanh nghiệp cần sự quan tâm và nhất trí cao từ các nhà lãnh đạo về việc lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai, phân bổ nguồn lực, thời gian, kinh phí cho kế hoạch và thông báo đến nhân viên (cả gia đình).

Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức địa phương để phổ biến thông tin, hỗ trợ lập kế hoạch và vai trò của các phương tiện truyền thông (tập trung vào phòng ngừa hơn là cải thiện hậu quả sau thiên tai).

Để đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần lồng ghép quản lý rủi ro là một phần của kế hoạch kinh doanh của DN và trách nhiệm xã hội.

Hoàng Hải

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI