Đến Huế chiêm ngưỡng mẫu vật hóa thạch có tuổi đời hơn 2 tỷ năm

26/06/2022 - 14:42

PNO - Bên lề tuần lễ Festival Huế (diễn ra từ ngày 25 đến 30/6) là triển lãm về hóa thạch được tổ chức quy mô lớn nhất Việt Nam.

 

Mẫu vật hóa thạch có niên đại từ 2.9 tỷ năm tại
Mẫu vật hóa thạch có niên đại hơn 2,9 tỷ năm tại triển lãm

Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội đã đưa tới Huế gần 2.000 mẫu vật; trong đó có mẫu đá hóa thạch niên đại hơn 2,9 tỷ năm, được đánh giá là cổ nhất Việt Nam hiện nay, còn lại là những mẫu vật có niên đại từ 10 ngàn năm trở lên. 

Đây là những mẫu vật có giá trị cao về khoa học, giúp tái hiện một vùng đất cổ sinh - dấu vết của sự sống cổ xưa, tạo nên không gian khoa học - lịch sử - tự nhiên dành cho những người yêu thích cổ sinh vật học và hóa thạch. 

Đặc biệt, bộ sưu tập hóa thạch san hô và mẫu hổ phách lông vũ khủng long mà Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội đang sở hữu được các chuyên gia đánh giá là hiếm và quý giá đối với ngành cổ sinh vật học.

Mẫu hổ phách lông vũ khủng long cách đây 99 triệu năm mà Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội đang sở hữu được các chuyên gia đánh giá là hóa thạch rất hiếm của một con khủng long chim Elektoromis.
Mẫu hổ phách lông vũ khủng long cách đây 99 triệu năm mà Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội đang sở hữu được các chuyên gia đánh giá là hóa thạch rất hiếm của một con khủng long chim Elektoromis

Đây cũng là lần đầu cổ sinh vật học và hóa thạch được tái hiện ngay trong khuôn khổ Festival Huế phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu về lịch sử tự nhiên của Trái đất.

GS.TS Tạ Hòa Phương, Chủ tịch Hội Cổ sinh - Địa tầng Việt Nam chia sẻ, Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội hiện là bảo tàng hóa thạch đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, có sứ mệnh sưu tầm, gìn giữ cho hôm nay và mai sau một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt của đất nước là những hóa thạch - dấu tích của sự sống trên đất nước ta hàng trăm triệu năm trước.

Học sinh Huế đến tìm hiều về lĩnh vực cổ sinh vật học tại triển lãm
Học sinh Huế đến tìm hiều về lĩnh vực cổ sinh vật học tại triển lãm

Rất nhiều loài sinh vật từng tồn tại trên Trái đất đã bị tuyệt chủng. Những di tích và di thể của chúng được bảo tồn trong các lớp đá. Tùy thuộc vào điều kiện bảo tồn, các di tích có thể nguyên vẹn hoặc còn phần xương cứng hoặc cành, lá cây, có khi chỉ là những dấu vết hoạt động sống.

Trải qua quá trình hóa thạch, những di tích đó được lưu giữ đến ngày nay. Thông qua nghiên cứu hóa thạch, con người có thể trả lời những câu hỏi như: Những dạng sống đầu tiên trên hành tinh của chúng ta là gì? Chúng đến từ đâu? Điều gì xảy ra tiếp theo? Sự sống tiến hóa ra sao…

PGS.TS Nguyễn Lân Cường - chuyên gia đầu ngành về cổ nhân học, chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa của con người - cho biết: “Hy vọng triển lãm lần này của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong nước và nước ngoài”.

Mẫu hóa thạch cúc đá khổng lồ (174-164 triệu năm) được trưng bày tại triển lãm.
Mẫu hóa thạch cúc đá khổng lồ (174-164 triệu năm) được trưng bày tại triển lãm
Hóa thạch răng cá mập Megalodon được tìm thấy tại Mỹ.
Hóa thạch răng cá mập Megalodon được tìm thấy tại Mỹ
Hóa thạch răng voi
Hóa thạch răng voi
Tham quan triển lãm
Bạn trẻ tham quan triển lãm

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI