Dạy học online - tâm tư đặc biệt của giáo viên TPHCM

09/09/2021 - 11:22

PNO - Dạy học online là lựa chọn cực chẳng đã trong mùa dịch. Không chỉ học sinh và phụ huynh vất vả, giáo viên cũng nhọc nhằn với các buổi giảng như... độc thoại.

Nhân dịp năm học mới, Báo Phụ Nữ TPHCM đã có một cuộc khảo sát nhỏ giúp bạn đọc chạm đến những tâm tư đặc biệt của các giáo viên trong việc dạy và học online.

Thầy Đỗ Đức Anh - giáo viên Văn khối lớp 10 và 12 Trường PTTH Bùi Thị Xuân (Q.1, TPHCM): Ai cũng trong tâm thế vượt khó

Thầy giáo Đỗ Đức Anh trong buổi dạy học online tại nhà. Ảnh: NVCC
Thầy Đỗ Đức Anh trong buổi dạy học online tại nhà - Ảnh: NVCC

Không được đứng trên bục giảng, cũng không có một lễ khai giảng đúng nghĩa, cảm xúc của một giáo viên lâu năm là rất hụt hẫng, nhưng đã biết trước nên thầy Đức Anh chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho một năm học trong thời kỳ 4.0 thực sự. Học online, không gian học là trên mạng ảo, nhưng kiến thức là thực tế. Giáo viên phải nỗ lực tối đa để mang đến những tiết học mới mẻ, chất lượng.

Theo thầy Đức Anh, học online có cái lợi là sẽ khiến giáo viên năng động hẳn, phải tìm tòi các app, phần mềm dạy học trực tuyến, thiết kế những tiết học dựa trên công nghệ hiện đại... Nhờ vậy, giáo viên cũng tự thu nạp được nhiều điều mới mẻ. Bên cạnh giáo trình PowerPoint, thầy Đức Anh siêng năng sưu tầm thêm những hình ảnh, clip, đoạn phim tài liệu phù hợp bài giảng để học sinh dễ nắm bắt.

Việc dạy online vất vả hơn vì giáo viên không chấm bài trực tiếp, đánh giá học sinh phải dựa vào nhiều tiêu chí mới. Nhưng học sinh của thầy đa số đã quen với việc sử dụng máy tính trong những lần thuyết trình trước đây, nên thuận lợi hơn cho thầy trong việc đánh giá năng lực.

Thầy Đức Anh bên học trò thân thương. Ảnh: NVCC
Thầy Đức Anh bên học trò thân thương của năm học trước- Ảnh: NVCC

Việc dạy và học online phụ thuộc vào chất lượng đường truyền internet và máy móc, thiết bị công nghệ của cả học sinh lẫn giáo viên. Mấy ngày nay, cả thầy trò liên tục bị "văng" khỏi lớp học do đường truyền kém. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp, khiến giáo viên khó "thăng hoa" trong bài giảng, và tâm thế học sinh cũng chán nản, khó tiếp thu bài. Nhưng theo thầy Đức Anh, "nếu muốn, chúng ta sẽ tìm cách". Cái khó khăn lớn nhất là cái khó trong bản thân mỗi người. Thầy mong muốn học sinh học với tinh thần tự học, tự giác cao thì các em sẽ dễ dàng vượt qua nghịch cảnh.

"Cuộc sống như một khúc gỗ, bạn có thể lựa chọn khúc gỗ cháy rực hay mục nát. Sau cuộc chiến chống COVID-19, bạn muốn điều gì, nhất định sẽ có được điều đó", thầy nhắn nhủ các em học sinh. 

Thầy Đức Anh cho biết, các đồng nghiệp đều đang nỗ lực không ngừng, dạy học trò với tâm thế sẵn sàng vượt khó, đúng như tinh thần mà Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM - ông Nguyễn Văn Hiếu đã nêu: "Bản thân mỗi người thầy phải làm được công tác rẽ sóng COVID để đưa tri thức đến với học trò".

Cô Triệu Vẽ - giáo viên môn Văn khối 12, Trường THPT Trần Quang Khải (quận 11): Học trò nhắn "con thèm đi học quá", cô rơi nước mắt

Cô Triệu Vẽ - giáo viên môn Văn khối 12 trường Trần Quang Khải. Ảnh: NVCC
Cô Triệu Vẽ - giáo viên môn Văn khối 12 Trường THPT Trần Quang Khải (Q.11, TPHCM) - Ảnh: NVCC

Qua một kì nghỉ hè khá dài, dù đang trong hoàn cảnh dịch bệnh bất an, cô trò đều háo hức vào năm học mới, cũng ủi đồ phẳng phiu, chuẩn bị sách vở. Vậy nhưng, dù mọi thứ chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng đường truyền internet kém khiến cả cô trò đều vất vả. Có lớp vào được một phút đã hết giờ, nghĩ mà thấy thương "mấy đứa nhỏ".

Cô đối diện màn hình với mấy chục gương mặt chưa quen, chưa kịp nhớ tên, sĩ số lại quá đông nên không thể bao quát hết, cũng không thể gọi hết từng em để tương tác hay kiểm tra độ hiểu. Cô giảng, các em phải tắt micro để giảm tiếng ồn và tránh nhiễu sóng, vậy nên có cảm giác như cô đang... độc thoại.

Cô Triệu Vẽ mong sớm gặp lại học trò trên trường học. Ảnh: NVCC
Cô Triệu Vẽ mong sớm gặp lại học trò tại trường học - Ảnh: NVCC

Với khối lớp 12 việc học năm cuối cấp rất quan trọng. Học trò nhắn "con thèm đi học quá, cô đã rơi nước mắt. Thương các em, cô làm công tác tư tưởng, nói nhiều về sự tự giác, về việc phải học online không chỉ 1 tháng mà có thể lâu dài hơn, tùy vào tình hình dịch bệnh, để các em có tâm thế sẵn sàng học tập trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt.

Lớp 12 cũng là đàn anh đàn chị, nên học sinh đã hiểu chuyện, nghiêm túc hơn. Đến giờ học là các em vào điểm danh, reo lên chào giáo viên. Dù vậy, qua cái màn hình, thì không khí lớp học khác hẳn, vì không có tương tác trực tiếp. Vậy nên, hiệu quả và chất lượng của việc học online chỉ khoảng 20% - 40% so với học trên lớp. Về lâu dài, việc học online có thể làm giảm sự háo hức của học sinh. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận lợi ích của việc học online là vực các em dậy, kéo các em thoát khỏi tình trạng chây ì do nghỉ dịch quá lâu.

Cô Trúc Giang - giáo viên khối lớp 1, Trường Tiểu học Tạ Uyên (TP. Thủ Đức, TPHCM): Dạy online lớp Một, áp lực rất lớn

Vất vả nhất với giáo viên các lớp nhỏ là việc soạn giáo án bằng clip tư liệu, đòi hỏi nhiều hình ảnh trực quan, sinh động để giảng dạy.

Cô Trúc Giang - giáo viên khối lớp Một trường TH Tạ Uyên (Thành phố Thủ Đức). Ãnh: NVCC
Cô Trúc Giang - giáo viên khối lớp Một Trường Tiểu học Tạ Uyên (TP. Thủ Đức, TPHCM) - Ảnh: NVCC

Đặc thù của giáo án lớp Một là không phải soạn nhiều chữ như lớp lớn. Giáo viên phải đặt mình vào vị trí học sinh, hình đó có phù hợp không, các con dễ  hiểu không. Cô phải chuẩn bị cả những câu trả lời ngẫu nhiên vì trẻ lớp Một có những phát hiện và thắc mắc không phải ai cũng biết.

Cô  Trúc Giang và học trò trong một buổi học ngoại khóa. Ảnh: NVCC
Cô Trúc Giang và học trò trong một buổi học ngoại khóa của năm học trước - Ảnh: NVCC

Học sinh lớp Một cần phát triển tư duy, ngôn ngữ bằng tương tác trực tiếp hai chiều. Học online với tình trạng nghẽn mạng thường xuyên như hiện nay, cô lo học sinh mau chán và "rụng" dần. Kéo theo đó là tình trạng chệch choạc do học trò chêch lệch trình độ, vì cô không trực tiếp cầm tay uốn nắn cho các con viết chữ. Việc học lớp Một phụ thuộc rất nhiều vào phụ huynh có kèm cặp con tại nhà tốt hay không. Vì vậy, hiệu quả của việc học online khối lớp này chưa ai dám bàn đến, chỉ biết giáo viên đều nỗ lực hết mình thôi.

Trần Huyền Trang (thực hiện) 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    09-09-2024 15:34

    Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn...

  • Con thương cha mẹ thật nhiều

    Con thương cha mẹ thật nhiều

    09-09-2024 15:00

    Bác sĩ chẩn đoán là cột sống của tôi có 1 chấm nhỏ giống như khối u, nhưng cha tôi cứ dửng dưng không thấy lo lắng gì.

  • Màn kịch hạnh phúc

    Màn kịch hạnh phúc

    09-09-2024 06:49

    Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.

  • Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    08-09-2024 12:18

    Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

  • Tiếng rao thánh thót một đời

    Tiếng rao thánh thót một đời

    08-09-2024 06:21

    Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.

  • Giá như ba mẹ dám sống khác…

    Giá như ba mẹ dám sống khác…

    07-09-2024 15:01

    Trong thẳm sâu, sự nuối tiếc về một phần cuộc đời lẽ ra đã có thể rất vui vẻ, hạnh phúc vẫn luôn ám ảnh anh.

  • Cháu tôi sợ đến lớp

    Cháu tôi sợ đến lớp

    07-09-2024 10:00

    Theo các chuyên gia tâm lý, chính sự quá ỷ lại vào ba mẹ góp phần khiến trẻ sợ đến lớp và khó hòa nhập trong môi trường cần tính kỷ luật.

  • Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    07-09-2024 06:14

    Nhiều gia đình quan tâm và thực hành xu hướng giáo dục không nước mắt, không đòn roi. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng áp dụng đúng cách.

  • Đánh thức niềm đam mê đọc sách của học trò

    Đánh thức niềm đam mê đọc sách của học trò

    06-09-2024 18:48

    Việc "đánh thức" niềm đam mê đọc sách trong học sinh vốn không hề dễ dàng khi các em có quá nhiều phương tiện giải trí khác.

  • Cuốn sổ hộ khẩu

    Cuốn sổ hộ khẩu

    06-09-2024 14:26

    Bị phản bội, nhưng mẹ tôi quyết không ly hôn, có thể mẹ nghĩ đó là cách mẹ bảo vệ tài sản cho các con một cách trọn vẹn nhất.

  • Biết tha thứ và biết quên

    Biết tha thứ và biết quên

    06-09-2024 06:24

    Bỏ qua, biết tha thứ và biết quên là liều thuốc tốt nhất, hiệu nghiệm nhất trong cuộc sống.

  • Ba muốn đi bước nữa

    Ba muốn đi bước nữa

    05-09-2024 17:38

    Ước muốn có người bầu bạn trong những năm tháng cuối đời đâu có gì là quá đáng. Ba tôi xứng đáng được lựa chọn hạnh phúc.

  • Không ít người đọc sách cho... sang

    Không ít người đọc sách cho... sang

    05-09-2024 15:42

    Có ông nọ hay hỏi người đối diện đọc sách gì, tác giả nào, và thường tỏ vẻ coi thường nếu người kia trả lời không (hay ít) đọc sách...

  • Vui buồn sinh đôi

    Vui buồn sinh đôi

    05-09-2024 09:00

    Nhìn các con 2 bằng đại học loại giỏi, nhìn những món đồ con mua sắm khi nhận tháng lương đầu tiên, tôi nghe hạnh phúc dâng trào.

  • Để trẻ tự kỷ sẵn sàng vào lớp Một

    Để trẻ tự kỷ sẵn sàng vào lớp Một

    05-09-2024 06:12

    "Có nên xin cho con ngồi đối diện cô giáo không? Cô giáo có ác cảm và cho rằng con mình là gánh nặng của lớp không?"

  • Tội ác mang gương mặt “mẹ” ở Mái ấm Hoa Hồng

    Tội ác mang gương mặt “mẹ” ở Mái ấm Hoa Hồng

    04-09-2024 22:39

    Không có lời giải thích nào bao biện được cho hành vi hành hạ trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng.

  • Tự chủ tài chính, bí quyết sống an vui của phụ nữ hiện đại

    Tự chủ tài chính, bí quyết sống an vui của phụ nữ hiện đại

    04-09-2024 16:46

    Những giải pháp tài chính phù hợp đang trở thành một trong những công cụ hiệu quả giúp chị em phụ nữ có thể sống theo cách mình muốn.

  • Nỗi sợ ly hôn

    Nỗi sợ ly hôn

    04-09-2024 11:03

    Họ thừa hiểu rằng, cải tạo người đàn ông có thói quen bạo hành hoặc ngoại tình là chuyện gần như bất khả thi và vượt quá khả năng.