Cứu bóng hồng tội phạm

29/01/2015 - 08:58

PNO - PN - Tại Mỹ, tội phạm liên quan đến súng ống không còn là chuyện mới lạ. Nhưng, vụ giết người vào tháng Tư năm ngoái lại làm dư luận dậy sóng. Nạn nhân là nữ sinh Gakirah Barnes, 17 tuổi, tốt nghiệp hạng khá tại một trường trung...

edf40wrjww2tblPage:Content

Cuộc đời và cái chết của Barnes đã làm đau đầu các nhà làm luật tại Mỹ, nơi súng ống được sử dụng hợp pháp. Những năm gần đây, số nữ sinh tham gia vào nhóm tội phạm tăng đáng kể. Điều đáng lo là họ lập thành băng nhóm toàn nữ chứ không núp bóng nam nhi. Họ cũng mang súng, dao trong người.

Tại Anh, số nữ sinh tham gia băng đảng đa phần với vai trò người tình của thành viên nam, bị lạm dụng tình dục và cất giấu vũ khí. Còn mô hình băng nhóm toàn nữ “sister gang” mới xuất hiện tại Mỹ. Tên tuổi của các nhóm như Harlem Hiltons, Hood Barbies hay Bad Barbies nổi lên như hiện tượng của cuộc sống trên đường phố.

Cúu bong hong toi pham

Shai Jordan khi đã hoàn lương - Ảnh: Telegraph

Shai Jordan, 29 tuổi, cựu thành viên của một nhóm tội phạm nữ cho biết, cuộc đời của Barnes gần giống cô. Năm 14 tuổi, cô bị lôi kéo vào băng nhóm tội phạm ở East Harlem. Cô vào tù năm 19 tuổi, lãnh án sáu năm vì tội ngộ sát. “Khi tôi còn bé, thành viên băng nhóm thường không để tôi dính líu vào công việc của họ. Tôi được cho vài đô la để ra chỗ khác chơi trong khi họ làm điều mờ ám”. Nhưng mọi thứ thay đổi nhanh chóng vì cocaine. Bọn con trai lôi cô và các bạn nữ vào các cuộc hút chích, rượu chè.

Jordan bị các bạn nữ trong nhóm khiêu khích, cô trở nên hung hãn, nung nấu ý định trả thù. Cô tham gia một nhóm tội phạm toàn nữ, xây dựng “tên tuổi” bằng cách thi nhau tàn nhẫn và bạo lực bằng hoặc hơn các băng nhóm nam. “Hễ bọn con trai thực hiện phi vụ nào, chúng tôi sẽ ra tay tàn bạo hơn chúng. Băng nhóm nữ nguy hiểm hơn vì chúng tôi hay đặt cảm xúc của mình vào các phi vụ” - Jordan nói.

Cúu bong hong toi pham

Một nữ cựu thành viên băng đảng được xóa hình xăm để hòa nhập với đời dễ dàng hơn - Ảnh: Telegraph

Cúu bong hong toi pham

Quán cà phê ở Homegirl - Ảnh: Telegraph

Sau khi ra tù, Jordan trở thành nhân viên của tổ chức Harlem Cure Violence Initiative, chuyên can thiệp các vụ tranh chấp của băng nhóm trong khi chờ cảnh sát đến. Cô cũng là người chị lớn, làm mọi cách ngăn chặn trẻ em gái tránh xa những nhóm tội phạm. “Điện thoại của tôi không bao giờ tắt, các em gái có thể gọi cho tôi 24/24. Nhiều em không có ai để nương tựa, tôi cho chúng thấy rằng luôn có người bên cạnh khi chúng cần, chúng không nên gia nhập băng nhóm”.

Tổ chức phi lợi nhuận Harlem Cure Violence Initiative ra đời với sự hỗ trợ 10 triệu đô la từ thị trưởng New York, nhằm cản trở xung đột giữa các băng nhóm tội phạm. Elsie McCabe Thompson, giám đốc tổ chức cho biết: “Sự đổ vỡ trong gia đình ảnh hưởng cả hai giới nam và nữ, đồng thời, nữ quyền ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống. Thay vì chỉ là chiếc bóng của nam giới, giờ đây nữ giới cũng muốn có băng đảng riêng”.

Một tổ chức phi lợi nhuận khác, Homegirl ở Los Angeles cũng ra đời để giúp nữ sinh thoát ra khỏi các băng nhóm tội phạm. Homegirl có các cửa hàng bán cà phê, cựu nữ tội phạm có thể tham gia. Tổ chức có cả dịch vụ xóa bỏ hình xăm - tức những hình ảnh có thể cản trở các em tái hòa nhập hoặc kiếm việc làm. Stephanie Lake, vào tù năm 16 tuổi với bản án 5 năm. Cô đang làm việc tại Homegirl sau khi mãn hạn tù và mơ ước trở thành quản lý nhà hàng. “Tôi vẫn sống tại khu phố cũ, các thành viên vẫn ra vào và gặp mặt, đôi khi tôi cũng yếu mềm nên việc ngủ lại quán cà phê ở Homegirl giúp tôi tránh mặt họ. Tôi không muốn trở về con đường cũ” - Lake tâm sự.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các băng nhóm nữ được các nhà xã hội học cho rằng khá phức tạp và có nhiều nguyên do. Nhưng Elsie McCabe Thompson, với vị trí của mình tại Harlem Cure Violence, lại lạc quan cho rằng: “Hãy tưởng tượng chúng ta có thể biến đổi sức mạnh của băng nhóm nữ vào một việc gì đó tốt đẹp hơn, đó là điều thúc đẩy tôi đến văn phòng làm việc mỗi buổi sáng”.

 PHAN QUỲNH DAO

(Theo Telegraph)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI