Chưa có cửa hàng "thịt bò sạch" nào được công nhận

22/02/2016 - 07:22

PNO - Nhiều cửa hàng treo biển thịt sạch, trong đó có "cửa hàng thịt bò sạch" nhưng lại bán thịt từ thịt heo nái.

Chua co cua hang
"Trên thị trường hiện mới có thịt heo, gà được chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Điều này khiến không ít người tiêu dùng (NTD) lo ngại về chất lượng của mặt hàng này.

Tự phong để "lấy lòng" khách hàng

Trước nhu cầu thịt sạch của NTD, hiện có rất nhiều cửa hàng bán thịt bò và một số sản phẩm từ động vật khác tại TP.HCM treo biển “cửa hàng thịt sạch” hay “cửa hàng bán thịt bò sạch”, khiến không ít NTD lầm tưởng đây là nơi bán các sản phẩm được chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Các cửa hàng “thịt sạch” càng thu hút hơn sau hàng loạt những vụ việc thịt bẩn, thịt không rõ nguồn gốc được xử lý bằng các loại hó a chất độc hại hay những loại thịt giá rẻ chế biến lại để bán với giá cao. Thực tế, yếu tố “sạch” đang được nhiều người bán lạm dụng. Với mặt hàng thịt bò, hầu hết các cửa hàng đều “tự phong”.

Tại một điểm bán thịt bò trên đường Tân Kỳ Tân Quý (Q.Tân Phú), "thịt bò sạch" được những người bán hàng giải thích là thịt bò được chăn thả ở các vùng quê, phần nhiều tại Củ Chi, chỉ ăn cỏ, rơm chứ không ăn cám công nghiệp hay các chất tăng trọng, ngoài ra, bò khi đem đi giết mổ không bị bơm nước… Nhưng ngoài tấm giấy kiểm dịch của cơ quan thú y, giấy chứng nhận VSATTP thì những cửa hàng, điểm bán chẳng thể giới thiệu được các chứng nhận “sạch” như VietGAP, hữu cơ…

Một cửa hàng chuyên bán thịt bò gần ga Sài Gòn cũng treo biển thịt bò sạch, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài giấy đăng ký kinh doanh, giấy kiểm tra VSATTP, kiểm dịch thú y thì những lô thịt cửa hàng này bán ra chưa có những chỉ tiêu nào theo quy chuẩn được công nhận.

Việc lạm dụng tiêu chuẩn “thịt bò sạch” còn diễn ra tràn lan trên các kênh bán hàng trực tuyến, mạng xã hội. Chẳng hạn tại một số website như bosach, thitbosach, thitsach... thịt bò hay các loại thịt gia súc, gia cầm khác được cho là sạch chỉ bằng những lời giới thiệu là vật nuôi được nuôi bằng thức ăn tự nhiên (gia súc chỉ ăn cỏ và các loại ngũ cốc lấy từ nhà), chăn thả trong môi trường tự nhiên, không dùng kháng sinh, hormone và các chất kích thích tăng trưởng... nhưng lại không đưa ra được bất cứ chứng nhận nào từ cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan chức năng chưa từng cấp phép

Ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú y TP.HCM cho hay, việc các cửa hàng, điểm bán treo biển “thịt bò sạch” là tự phong chứ chưa có đơn vị chức năng nào cấp phép. Việc cấp phép sản phẩm thịt theo tiêu chuẩn an toàn, sạch phải được tiến hành giám sát từ con giống, vùng nuôi, nguồn thức ăn, quá trình chăm sóc, giết mổ, vận chuyển, điểm bán…

Tất cả phải theo tiêu chuẩn khoa học nhằm đảm bảo sản phẩm ngoài việc đạt chất lượng tốt nhất còn phải đáp ứng các điều kiện về VSATTP. Những sản phẩm này có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Ông Phát thông tin thêm, hiện có một số đơn vị thử nghiệm chăn nuôi bò theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp nguồn thịt bò an toàn nhưng chưa đưa sản ra thị trường.

Đăng Thư

Kết quả phân tích của cơ quan thú y cho thấy, lượng vi sinh nhiễm trong lô thịt heo nái được ngâm hóa chất để biến thành thịt bò, bán tại cửa hàng “thịt sạch” Bính Hạnh (Q.3, TP.HCM) vượt mức cho phép gấp nhiều lần. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng phát hiện chất metabisulfi te tồn dư trong thịt là loại hóa chất bị cấm sử dụng trong việc bảo quản, chế biến thịt. Đây là loại hóa chất có tác dụng làm trắng, hạn chế ôxy hóa và hạn chế nấm mốc.

Khi ngâm thịt, chất này làm thịt săn chắc, tẩy mùi hôi của thịt heo nái. Chất này đã bị cấm trong việc chế biến bảo quản các loại thịt từ lâu vì chúng sẽ phá hủy hết các loại vitamin trong thịt. NTD nếu ăn phải loại thịt có chứa chất này với liều lượng lớn có nguy cơ gây dị ứng, khó thở…

Trước đó, Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với các cơ quan chức năng Q.3 kiểm tra cửa hàng bán thịt sạch Bính Hạnh, phát hiện hơn hai tấn thịt heo nái, được cho là dùng làm nguyên liệu “chế biến” thành thịt bò bằng cách ngâm vào dung dịch metabisulfi te. Lực lượng chức năng thu giữ tại chỗ 1,7kg chất này.

Theo lời khai của chủ cửa hàng (ông Nguyễn Xuân Bính), số thịt heo nái được ông nhập từ Đồng Nai về sơ chế rồi ngâm trong dung dịch gồm hóa chất và tiết bò. Thịt bò giả từ thịt heo nái được cửa hàng này bán ra thị trường với giá 130.000-150.000đ/kg, rẻ bằng nửa giá thịt bò thật nhưng cao hơn gấp hai, ba lần giá thịt heo nái. Ông Bính mua metabisulfi te tại chợ Kim Biên với giá 25.000đ/kg.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI